ĐBSCL: Tìm đối tác trực tiếp tại thị trường Nam Phi
SGTT.VN - Ngày 30.10, tại TP Cần Thơ, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ đã phối hợp cùng Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam – Nam Phi”.
Năm 2012, Nam Phi nhập khẩu trên 630 triệu USD hàng hóa từ Việt Nam, gồm linh kiện điện tử, phụ kiện điện tử của Nokia, Samsung (chiếm 60% là các mặt hàng từ các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam), đá quý, đồ trang sức, giày dép, nông sản... TP Cần Thơ xuất khẩu hơn 35 triệu USD chủ yếu là hàng nông sản (gạo và thủy sản). Nam Phi nhập gạo chủ yếu từ Ấn Độ do giá thấp hơn.
Bà Kgomotso Ruth Magau, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nam Phi tại Việt Nam và Ông Adriaan du Pisanie, Bí thư thứ nhất chính trị - Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam tại hội thảo. Ảnh: N.B |
Ông Lê Minh Trượng, giám đốc công ty Lương thực sông Hậu cho rằng, nguyên nhân chính khiến mặt hàng gạo của Việt Nam cạnh tranh không lại so với gạo của Ấn Độ không phải về chất lượng mà chính là do chi phí vận chuyển cao (gấp đôi so với chi phí vận chuyển từ Ấn Độ) và phải thông qua bên thứ 3 (các công ty đa quốc gia) chứ không thể xuất khẩu trực tiếp sang Nam Phi. Nam Phi giới thiệu các đầu mối có nhu cầu nhập khẩu trực tiếp gạo của Việt Nam để chúng tôi có thể liên hệ chắc chắn giá sẽ giảm rất nhiều.
Bà Kgomotso Ruth Magau, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nam Phi tại Việt Nam, cho rằng việc xuất nhập - khẩu giữa hai nước đều phải qua đầu mối thứ ba.
Ông Nguyễn Trường Thịnh, trưởng phòng kinh doanh công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, tỉnh Bến Tre cho biết: Hiện nay công ty xuất khẩu sang thị trường Nam Phi mỗi năm khoảng 1.000-1.500 tấn nguyên liệu từ dừa với mặt hàng cơm dừa sấy là chủ yếu (khoảng 1,5 – 3 triệu USD). Ông kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ phía Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam trong việc tìm các đầu mối nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng từ dừa.
Ông Adriaan du Pisanie nói thêm, Nam Phi có thế mạnh về kỹ thuật trồng và xuất khẩu các loại trái cây có múi, nhưng lại đang thiếu kỹ thuật canh tác lúa, rất mong hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, nhất là kỹ thuật trồng lúa.
Đồng tình với ông Trượng, bà Kgomotso Ruth Magau, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nam Phi tại Việt Nam, cho biết hiện nay các mặt hàng trái cây có múi của Nam Phi khi xuất sang Việt Nam đa số cũng phải thông qua đầu mối thứ 3 tại Singapore, do đó giá sẽ bị đội lên rất nhiểu.
Ông Adriaan du Pisanie, Bí thư thứ nhất chính trị - Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam, đặt nhiều kỳ vọng khả năng nắm bắt cơ hội, nhu cầu thị trường và có đầu mối nhập khẩu của Doanh nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh “ Sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm giống như xuất khẩu vào châu Âu thì hoàn toàn có thể khai thác thị trường Nam Phi, đặc biệt là hàng nông thủy sản của Việt Nam hiện nay vào Nam Phi rất ít.
Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, trong phát biểu của mình sẵn sàng làm đầu mối kết nối trường đại học Cần Thơ và viện Lúa ĐBSCL cùng hợp tác với Nam Phi.
NGỌC BÍCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét