Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Tại sao nước ngoài muốn “xả” gần 1.900 tỉ đồng cổ phiếu Vinamilk?

Tại sao nước ngoài muốn “xả” gần 1.900 tỉ đồng cổ phiếu Vinamilk?

Tại sao nước ngoài muốn “xả” gần 1.900 tỉ đồng cổ phiếu Vinamilk?


SGTT.VN - Ngày 6.12, hai cổ đông nước ngoài là Vietnam Enterprise Investments Limited (quỹ VEIL) và Amersham Industries Limited (thuộc quỹ Vietnam Growth Fund) thông báo đăng ký bán bớt cổ phần tại công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã VNM – HoSE).


Tổng cộng hai tổ chức này đăng ký bán 13,4 triệu cổ phiếu (1,6% cổ phần Vinamilk). Theo thị giá đóng cửa cổ phiếu Vinamilk trên sàn HoSE ngày 6.12 là 141.000 đồng/cổ phiếu thì lượng cổ phiếu trên có giá trị gần 1.900 tỉ đồng.










Dây chuyền sản xuất sữa tại Vinamilk. Ảnh: Hoàng Bảy



Việc hai cổ đông nước ngoài bất ngờ muốn bán một lượng lớn cổ phiếu tại “bò sữa” Vinamilk đã tạo ra một câu hỏi cho các nhà đầu tư. Bởi vì hiện tại VNM là cổ phiếu thuộc vào hàng hấp dẫn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam khi luôn có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, đều đặn và kết quả kinh doanh ấn tượng (chín tháng đầu năm 2013 lãi 5.060 tỉ đồng, EPS/cổ phiếu tương đương 6.076 đồng/cổ phiếu). Một điểm lưu ý nữa, trong thời gian qua cổ phiếu VNM liên tục rơi vào tình trạng hết “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn gia tăng sở hữu tại đây.


Có một giả thiết đặt ra là theo Đề án tái cơ cấu tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được Thủ tướng phê duyệt mới đây thì SCIC sẽ tiếp tục nắm giữ phần vốn lâu dài tại Vinamilk (SCIC đang sở hữu 45% vốn điều lệ của Nhà nước tại VNM), như vậy các cổ đông nước ngoài sẽ khó lòng toại nguyện mục đích là đạt được tỷ lệ cổ phần chi phối tại Vinamilk, kể cả trong trường hợp Chính phủ đồng ý quyết định nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các quỹ đầu tư trên muốn rút vốn tại Vinamilk để đầu tư vào các doanh nghiệp tiềm năng và được nới “room” khác.


Tuy nhiên, theo công bố của Vietnam Enterprise Investments Limited và Amersham Industries Limited thì mục đích thoái bớt vốn tại Vinamilk nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Trong năm 2013, cổ phiếu VNM đã tăng 60% từ mức giá 88.000 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch cuối năm 2012 lên 141.000 đồng/cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Nếu tính cả tiền cổ tức nhận được và tiền chênh lệch thị giá thì hai tổ chức trên đã có lãi lớn trong việc nắm giữ VNM.


Quang Bách






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ