Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Doanh nghiệp khai khoáng gian lận vì thuế, phí cao

Doanh nghiệp khai khoáng gian lận vì thuế, phí cao

Doanh nghiệp khai khoáng gian lận vì thuế, phí cao


SGTT.VN - Thông tin này được nêu ra tại buổi toạ đàm trực tuyến "Khai thác tài nguyên khoáng sản: minh bạch và hiệu quả" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 3.12.


Theo ông Nguyễn Mạnh Quân, vụ trưởng vụ Công nghiệp nặng (bộ Công thương), vì thuế tài nguyên, phí môi trường quá cao, trong khi khoáng sản càng khai thác xuống sâu càng khó nên nhiều doanh nghiệp khai khoảng phải gian lận thuế.










Một trong những lỗ hổng trong hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay là vấn đề nhà nước thất thu thuế tài nguyên. Ảnh: TL SGTT



Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chưa thực hiện nghĩa vụ cam kết hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương, chưa nộp tiền thuê đất, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, ông Quân cho rằng, trước đây thuế tài nguyên và phí môi trường còn thấp, nay tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp không có kinh phí để nộp.


Một trong những lỗ hổng trong hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay là vấn đề nhà nước thất thu thuế tài nguyên. Hiện nhà nước chỉ thu thuế của doanh nghiệp dựa trên sản lượng khai thác mà doanh nghiệp khai báo do không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế. Ông Quân cho rằng việc tính thuế tài nguyên hiện nay vẫn theo định tính chứ chưa theo định lượng. Vì thế, khi tăng thuế, phí lên cao, nhiều doanh nghiệp đã tính đến chuyện trốn và gian lận thuế


Về việc thời gian qua, có rất nhiều dự án được chuyển tới địa phương, nhưng không ít địa phương đã chia nhỏ mỏ để cấp phép, trong khi năng lực của địa phương còn yếu. Về vấn đề này, thứ trưởng Ngọc cho rằng, theo Luật khoáng sản năm 2005, địa phương được cấp nhỏ mỏ khoáng sản. Tuy nhiên, hiện nay, theo luật Khoáng sản 2010, địa phương không được phép chia nhỏ mỏ để cấp. Đối với các mỏ được chuyển về địa phương cấp phép thì cũng phải điều tra, thăm dò. Tuy nhiên, vẫn còn có những trường hợp khi phát hiện mỏ nhỏ, địa phương báo cáo lên Trung ương để cấp cho doanh nghiệp, nhưng khi điều tra thì doanh nghiệp chỉ bỏ vốn để điều tra ở một phạm vi nhỏ, ông Ngọc cho hay.


Theo báo cáo của bộ Tài nguyên và Môi trường, trong tổng số 957 giấy phép về thăm dò và khai thác khoáng sản được cấp từ năm 2011 đến năm 2012, có tới hơn 50% cấp không đúng quy định. Ngoài ra, theo đánh giá của viện giám sát nguồn thu Mỹ, chỉ số quản trị tài nguyên khoáng sản Việt Nam hiện chỉ đứng thứ 43 trong tổng số 58 quốc gia được khảo sát và là quốc gia thấp nhất trong nhóm yếu kém. Về vấn đề này, ông Quân cho rằng, chỉ số quản trị tài nguyên của Việt Nam hiện nay còn rất yếu kém là do chi phí cho việc điều tra cơ bản còn thấp, chưa đạt được yêu cầu. Tuy mỗi năm nước ta chi 180 tỷ đồng cho việc quản trị tài nguyên, nhưng con số này mới chỉ đáp ứng 40% điều tra cơ bản.


Không chỉ gian lận vì thuế, phí cao, hiện nay một số công nghệ dùng để khai khoáng đã quá cũ, nên quá trình khai thác mỏ cũng còn nhiều hạn chế. Vì các doanh nghiệp khai khoáng mới chỉ dành 0,01% tổng doanh thu của mình cho đầu tư đổi mới công nghệ. Do vậy, khoáng sản hiện nay chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, giá trị thấp.


Thiên Lam






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ