Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Bỏ mưu mẹo sang sáng tạo như thế nào?

Bỏ mưu mẹo sang sáng tạo như thế nào?

Thời của năng động, sáng tạo


LTS: Có thể nói chưa có giai đoạn nào mà nền kinh tế Việt Nam rơi vào khó khăn, trầm lắng kéo dài như giai đoạn năm năm vừa qua. Công ăn việc làm, thu nhập của người lao động giảm sút dẫn đến sức mua của thị trường sụt giảm theo, hàng loạt doanh nghiệp phá sản... Trong khó khăn đó, vẫn có những doanh nghiệp tồn tại được và vươn lên, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ, những người trẻ, năng động, sáng tạo, những người biết tận dụng cơ hội “nền kinh tế internet” đang hình thành.


Bỏ mưu mẹo sang sáng tạo như thế nào?


SGTT.VN - Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng, để chuẩn bị những nền tảng cơ bản vì sự phát triển dài hạn, theo phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương Võ Trí Thành, năm 2014, các doanh nghiệp phải chuyển từ thông minh mưu mẹo, sang thông minh sáng tạo.










Ông Võ Trí Thành.



Cũng theo ông Thành, các doanh nghiệp đã phải vật lộn qua năm 2013 đầy khó khăn. Theo đó, để ổn định kinh tế vĩ mô, trong bối cảnh nguy cơ lạm phát cao, thông thường, chính sách chung là theo hướng thắt chặt. Khi thắt chặt, dòng tiền khó khăn hơn, hoạt động sản xuất, kinh doanh chắc chắn phải khó khăn hơn, tăng trưởng chung của nền kinh tế giảm.


Theo đánh giá của ông, phí điều chỉnh của chúng ta đã ở mức thấp nhất chưa?


Có thể thấy, công tác điều hành của chúng ta chưa thật trôi chảy, nên tổn phí xét dưới góc độ tăng trưởng thấp đi có thể lớn hơn cái mà chúng ta có thể làm được. Tôi lấy ví dụ, khi ban hành nghị quyết 11, mục tiêu của chúng ta là tăng trưởng tín dụng giảm dần, từ trên 30% xuống còn trên 20%, rồi trên dưới 15... Nhưng trên thực tế đã không được như thế: chỉ số này đã giảm từ 30% xuống còn quanh mức 10% từ năm 2011 tới nay – nghĩa là giảm hơn mức cần thiết. Hay mục tiêu về tỷ trọng đầu tư/GDP, từ mức trên 40%, chúng ta sẽ giảm dần xuống còn trên dưới 35%; nhưng trên thực tế đã giảm xuống còn 34 – 35% năm 2011; 33 – 34% năm 2012 và năm nay còn khoảng 30%.


Lấy hai ví dụ trên để thấy rằng, giữa ý đồ chúng ta muốn làm cho nền kinh tế với kết quả đạt được đã có một khoảng cách, và nói theo chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn, là nền kinh tế của chúng ta đã “hạ cánh cứng hơn một chút”, trong khi chúng ta lẽ ra có thể làm mềm hơn một chút.


Có cách nào để có thể “mềm” hơn, thưa ông?


Vẫn với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong chừng mực chính sách chặt chẽ như vậy, chúng ta làm sao vẫn có thể hỗ trợ được cho sản xuất kinh doanh – để giảm phí tổn điều chỉnh. Chúng ta có những chính sách gì? Ví dụ, ta vẫn phải dùng một số biện pháp hành chính, để xử lý vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng, dẹp cái “loạn” của thị trường tiền tệ. Một số biện pháp này, về nguyên tắc, để lâu dài sẽ làm méo mó và cũng không thể giải quyết trôi chảy dòng chảy của thị trường tín dụng vì còn vấn đề nợ xấu nữa. Hay định hướng đích đến nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại vào những lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng, công ăn việc làm trong bối cảnh khó khăn, như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa…


Tôi muốn nhấn mạnh yếu tố ổn định hàng đầu, là bởi có ổn định, giá cả mới phản ánh đúng sự khan hiếm của các nguồn lực. Khi giá cả phản ánh đúng nguồn lực thì nguồn lực sẽ đến đúng cái nơi có những tín hiệu ấy và mới mang lại hiệu quả. Cái khó nữa, của quá trình điều chỉnh này, là chúng ta không chỉ ổn định, cứu giúp, hỗ trợ để phục hồi, mà còn phải đảm bảo rằng nền kinh tế khi dần trở lại bình thường thì phải ở nấc cao hơn, có chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Muốn làm được điều đó, thì phải gắn với tái cấu trúc. Tuy nhiên, để tái cấu trúc cũng phải có phí tổn, cả về thời gian, sức lực, tiền bạc. Trong khi đó, nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng giảm, thu ngân sách giảm, nguồn lực giảm…, nguồn lực để tái cấu trúc sẽ hạn chế nguồn lực để cứu trợ, hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp.


Trong điều kiện nguồn lực có hạn, theo ông chúng ta nên chọn cách phân bổ là hỗ trợ, cứu trợ thị trường, doanh nghiệp, hay mạnh tay tái cấu trúc?


Có hai điểm cơ bản của người làm chính sách vĩ mô cần quan tâm, một là đừng làm nền kinh tế trong ngắn hạn dao động quá lớn đến mức bất ổn so với mức tiềm năng có thể có; thứ hai, ổn định rồi, trong dài hạn, tín hiệu thị trường tốt, nên nguồn lực sẽ phân bổ hiệu quả – cái đó phù hợp với tái cấu trúc. Thông thường, nếu chúng ta chọn cách làm từ từ thì hiệu quả cũng đến từ từ, còn nếu có khả năng chịu đau hơn thì kết quả có thể nhanh hơn. Và chúng ta chọn cách làm là ổn định rồi dần dần đưa cái kinh tế về quỹ đạo sản xuất bình thường ở nấc có chất lượng cao hơn.


Trong lựa chọn chính sách như vậy, chiến lược của doanh nghiệp là gì?


Chúng ta vẫn đang trong quá trình quá độ, chuyển đổi, và phải hiểu là các chính sách sẽ vẫn còn méo mó. Mà đã méo mó, thì có chỗ có thể ăn dày, ăn mỏng, và rất khó để hạn chế được đầu cơ. Và đầu cơ có là một cách làm ăn của doanh nghiệp không, có chứ? Tuy nhiên, nếu đầu cơ mà thành phổ biến thì nguồn lực méo mó, dễ rủi ro, thậm chí khủng hoảng, dù đứng ở góc độ vi mô, có thể có lợi cho doanh nghiệp này, doanh nghiệp khác.


Mặt khác, trong bối cảnh quá độ này, chính sách Nhà nước có những thay đổi, hỗ trợ nhất định, thì anh phải biết chỗ nào có hỗ trợ để tăng cơ hội cho mình. Thứ ba, nếu hiểu rằng, Nhà nước có chính sách cải tổ và ổn định, nền kinh tế có thể chịu đau đấy, nhưng sẽ dần ổn định trở lại và ở nấc cao hơn. Thế nên đây là thời điểm anh phải chuẩn bị nền tảng, cùng với sự biến đổi của thế giới, Việt Nam, để mà chơi những trò chơi chiến lược thực sự căn cơ.


Các doanh nghiệp phải biết tận dụng, biết gắn với chính sách Nhà nước; nhưng mặt khác cũng là thời gian để học, để chuẩn bị những gì căn cơ, nền tảng nhất cho sự chuyển đổi tương lai, ở chất cao hơn.


Thảo Nguyễn (thực hiện)









Sáng tạo là số một


Người Việt Nam cũng như các doanh nhân Việt Nam, khá thông minh, rất linh hoạt; mưu mẹo là khả năng thích ứng, để vượt qua khó khăn, đạt được những lợi ích nhất định, tuy nhiên thường chỉ ngắn hạn, do vậy sẽ là hạn chế trong cái nhìn dài hạn. Mặt khác, cũng chính vì dễ thích ứng, kiểu gì cũng sống, nên khó sáng tạo.


Trong khi đó, nếu doanh nghiệp muốn thực sự tạo ra những sản phẩm, chất lượng phát triển cùng thời đại, chắc chắn sáng tạo phải là số một. Vậy thì hãy chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn; chuyển cái thích ứng đi kèm sự sáng tạo.


Nền kinh tế càng hội nhập sâu, chúng ta càng tham gia nhiều các hiệp định chất lượng cao hơn, bản thân các hiệp định đòi hỏi cách sống, cách làm việc, cách kinh doanh, cách làm chính sách, cách thực thi phải đàng hoàng hơn, minh bạch hơn và điều đó đòi hỏi chất sáng tạo cao hơn, không chỉ là mưu mẹo nữa.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ