Điều gì làm cho gương mặt đẹp, tại sao?
SGTT.VN - Cho đến nay, các thí nghiệm cố gắng xác định cơ sở sinh học của nhan sắc mới chỉ dừng lại ở chỗ vui-lòng-nhìn-xem-những-tấm-ảnh-này-và-trả-lời-một-số-câu-hỏi.
Loài chồn lông bạc khi thuần hoá lại có những biến đổi về hộp sọ. Ảnh: TLCK |
Nhan sắc, như châm ngôn nói, chỉ là vẻ ngoài. Nếu tính vẻ ngoài là ngoài da thì không đúng. Da quan trọng đấy (ngành công nghiệp mỹ phẩm đã chứng minh điều đó). Nhưng ngoài da thì sao. Nhất là dáng mặt con người được định hình bởi cấu trúc xương, góp phần tạo nên vẻ đẹp. Và điểm tối hậu của nhan sắc là để báo hiệu ai sẽ lọt mắt xanh của ai. Như vậy cái tạo nên nhan sắc không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn về sinh học. Cấu trúc xương phát triển như thế nào, và chúng hình thành những nét đáng yêu như thế nào. Những câu hỏi tiến hoá thật quan trọng.
Cho đến nay, các thí nghiệm cố gắng xác định cơ sở sinh học của nhan sắc mới chỉ dừng lại ở chỗ vui-lòng-nhìn-xem-những-tấm-ảnh-này-và-trả-lời-một-số-câu–hỏi. Một vài kết quả hữu ích và không nhất thiết là hiển nhiên đã xuất hiện, chẳng hạn một yếu tố của nhan sắc là sự cân đối của gương mặt.
Nhưng giải pháp thực sự là một thí nghiệm về dòng dõi cho phép theo dõi các dáng nét của các gương mặt qua các thế hệ để xem những dáng nét ấy liên quan đến các biến thái như thế nào trong các yếu tố làm cho gương mặt đáng yêu. Những yếu tố ấy bao gồm khả năng sinh sản, khả năng mắn sinh, địa vị xã hội, sức khoẻ, và có khả năng đề kháng với viêm nhiễm và hoại tử trong tương lai. Các tương quan giữa nhiều hiện tượng và thuộc tính của một gương mặt đẹp được hình thành như thế. Nhưng trong những loài sống có đôi, tính xã hội cao như Homo sapiens (Con người Khôn), bạn còn phải sống với đứa con nuôi chung hoặc cộng tác giữa người này với người kia. Cho nên những cái khác có thể quan trọng nơi mỗi thành viên của cặp đôi là một tính khí bình hoà và một cái nhìn thân thiện.
Đương nhiên, thật khó có thể làm một thí nghiệm qua dòng dõi trên người. Nhưng TS nhân chủng sinh học Irene Elia, đại học Cambridge, nhận ra điều đó đã được thực hiện từ năm thập kỷ qua, trên một số loài vật khác nhau. TS Elia đã in phân tích về thí nghiệm này trên tờ Quý san Sinh học, theo Economist. Những con vật trong thí nghiệm là chồn.
Những quý bà, quý ông chồn
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1959, tại Novosibirsk, Nga. Lúc đó Dmitry Belyaev, một nhà di truyền học, tiến hành một thí nghiệm kéo dài tới tận ngày nay. Ông thử nuôi những con chồn bạc (một biến thể màu melanin, được dân thuộc da ưa thích, thuộc họ chồn đỏ) để làm chúng thuần tính và nhờ đó dễ dàng hơn cho nông dân nuôi. Ông phát hiện, ngoài việc thuần hoá, còn một số hiệu ứng khác: bộ lông con vật phát triển thành các đốm màu lớn, tai chúng mềm, sọ trở nên tròn và rút ngắn lại, mặt bằng hơn, mũi phồng hơn, hàm ngắn lại làm răng sít hơn.
Ít nhất 15 nghiên cứu đã chứng minh rằng các bà mẹ xử sự với những đứa trẻ đẹp ưu ái hơn với những đứa trẻ xấu, cho dù họ nói rằng họ không làm vậy. |
Rồi những con vật đó, so với chồn hoang trở thành giống như chó so với sói. Và đó chỉ là kết quả chọn lọc được Belyaev gọi là thái độ thân thiện – không sợ sệt cũng không hung hăng, nhưng bình tĩnh và tương tác với người tốt hơn.
Mối liên quan dường như là nội tiết tố. Kích thích tố như estradiol và các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin điều chỉnh hành vi, đồng thời cũng điều chỉnh một số phương diện về phát triển. Thay đổi cái này và bạn sẽ thay đổi cái kia. Nên đối với một loài mà tính thân thiện được ưa thích vì loài ấy có tính xã hội và những thành viên của nhóm chấp nhận nhau – một loài như Homo sapiens chẳng hạn – một gương mặt thân thiện là một nét có thể tìm thấy nhiều nơi bộ đôi cũng như nơi đứa con, vì đó là một đánh dấu về thái độ xã hội đáng yêu.
Điều mà đàn ông tìm trên mặt phụ nữ, và ngược lại, rõ ràng là việc nghiên cứu có thể không cần thiết. Chỉ cần nói rằng những nét như trong các con chồn của Belyaev (mặt phẳng, mũi nhỏ, hàm ngắn lại và tỷ lệ lớn hơn giữa chiều cao của hộp sọ và chiều cao của khuôn mặt) là đủ. Những người với tỷ lệ sọ mặt lớn là trí thức.
Thú vị hơn, sự có hay thiếu những nét như thế làm lệch lạc thái độ của cha mẹ đối với con cái. Ít nhất 15 nghiên cứu đã chứng minh rằng các bà mẹ xử sự với những đứa trẻ đẹp ưu ái hơn với những đứa trẻ xấu, cho dù họ nói rằng họ không làm vậy và có thể tin vào điều ấy. Ít nhất một trong các nghiên cứu đó chứng minh xu hướng ấy là sự thật từ bẩm sinh.
Một số chi tiết bất thường. Một nhà nghiên cứu dành ra một thập kỷ để quan sát các bà mẹ trông con trẻ như thế nào trong các siêu thị. Ông phát hiện rằng chỉ 1% những đứa trẻ được giám định viên độc lập đánh giá là xấu được ngồi an toàn trong xe đẩy. Trong trường hợp những đứa trẻ đẹp, con số là 13%. Một nhà nghiên cứu khác khảo sát các bức hình cảnh sát chụp trẻ em bị hành hạ và phát hiện những đứa trẻ ấy có tỷ lệ sọ mặt thấp hơn những đứa tỷ lệ cao hơn.
Trong một trạng thái tự nhiên, loại hành vi này chắc chắn chuyển thành cái chết có chọn lọc và do đó sự nhân rộng các nét mặt người được mô tả là đẹp. Nếu các nét ấy cho thấy một xu hướng hành vi thân thiện, hoà đồng, như thấy trong các con chồn, rồi thì những hành vi như thế cũng sẽ lan rộng ra.
Điều quan trọng đối với giả thiết của TS Elia là chúng chỉ ra một xu hướng. Ngay cả như trẻ em, theo 33 nghiên cứu độc lập, đứa đẹp điều chỉnh tốt hơn và phổ biến hơn đứa xấu (chúng cũng thông minh và hoà đồng hơn). Và dĩ nhiên, chúng ít gặp khó khăn hơn khi chọn một bạn đời – và do đó chúng đông con hơn. Một nghiên cứu cho thấy hâu hết phụ nữ đẹp trong nghiên cứu ấy đông con hơn các chị em ít đẹp hơn của họ là 16%. Ngược lại, những người đàn ông ít đẹp trai hơn ít con hơn anh em đẹp trai của họ là 13%.
Mắt kẻ si tình
Hơn nữa, một sự đánh giá cái gọi là “đẹp” dường như là bẩm sinh – như các giả thuyết của TS Elia đòi hỏi. Trẻ sơ sinh vài ngày tuổi thích những bức ảnh mặt người mà người lớn của chúng đánh giá là đẹp hơn là những bức họ không đánh giá, bất kể là giới tính và chủng tộc của cả đứa bé lẫn người trong ảnh.
Người ta dường như ngày nay cũng đẹp hơn so với trong quá khứ. Điều đó được chứng minh qua đánh giá nhan sắc tái tạo những gương mặt của con người xưa. (Những tái tạo như thế, đôi khi được dùng trong các trường hợp giết người mà nạn nhân chỉ còn lại các mảnh xương). Tái tạo đã cho ra các dáng dấp mô tả đáng tin cây của người mới chết, vì vậy giả định là người xưa cũng trông giống thực sự như được tái tạo.
Không thể chứng minh được giả thuyết của TS Elia. Nhưng nó có lý. Nếu bà ấy đúng, nhan sắc không còn một một đặc tính bất kỳ và thay vào đó trở thành một đánh dấu đáng tin cậy về hành vi dễ thương cơ bản. Nó được chọn lọc đối với hai cách – cách những đứa con đẹp được nuôi nấng và cách số con mà những đứa con đẹp sinh ra.
Thảo Nguyên (Economist)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét