Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Tăng cước 3G để “bảo vệ thị trường”!?

Tăng cước 3G để “bảo vệ thị trường”!?

Tăng cước 3G để “bảo vệ thị trường”!?


SGTT.VN - Hôm qua, 17.10, báo điện tử Infonet, ICTNews đã tổ chức buổi toạ đàm xoay quanh chủ đề tăng cước 3G. Tham dự toạ đàm có bộ Thông tin và truyền thông, cục Quản lý cạnh tranh (bộ Công thương), cùng ba nhà mạng Mobifone, Vinaphone và Viettel.










Ảnh: Thanh Hảo



Có bán dưới giá thành?


Theo ông Nguyễn Đức Trung, phó cục trưởng cục Viễn thông, gần đây, bộ Thông tin và truyền thông đã yêu cầu các nhà mạng phải báo cáo giá thành và cách tính cước cụ thể cho từng gói cước. Ông Trung đã viện dẫn nhiều điều luật để giải thích việc bộ cho phép các nhà mạng tăng cước. “Hiện nay các doanh nghiệp viễn thông đang bán gói cước 3G dưới giá thành. Căn cứ vào khoản 4 điều 38, nghị định 25/2011/NĐ-CP, nếu bán dưới giá thành là cạnh tranh không lành mạnh vì các doanh nghiệp nhỏ sẽ không có khả năng cạnh tranh”, ông Trung nói. Nếu các doanh nghiệp lớn cứ bán dưới giá thành thì các doanh nghiệp mới không thể tham gia thị trường được. Ở các nước, nếu các doanh nghiệp bán phá giá sẽ gây sụp đổ thị trường, lúc đó sẽ quy kết trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp có thị phần khống chế không được phép chèn ép doanh nghiệp mới. “Chúng tôi bảo vệ thị trường”, ông Trung khẳng định.


Trước ý kiến của dư luận và giới truyền thông cho rằng ba nhà mạng “bắt tay nhau” để tăng cước, đại diện ba nhà mạng đã phủ nhận. Các nhà mạng đã có những đề xuất từ trước. Còn việc cùng chọn ngày 16.10 tăng cước là do cách tính chu kỳ tính cước của các nhà mạng giống nhau.


Ông Hồ Đức Thắng, phó giám đốc Vinaphone cho biết, trong mấy năm qua, khách hàng được hưởng giá cước 3G rẻ là do công ty muốn người tiêu dùng… làm quen. Nhưng khi có bùng nổ sử dụng dịch vụ data thì nhà mạng cần tăng giá cước để tái đầu tư. Đại diện của Viettel, ông Nguyễn Việt Dũng, trưởng phòng Kinh doanh cũng đồng tình. Ông Nguyễn Đình Chiến (Mobifone) cũng “thanh minh” khi đề cập chất lượng dịch vụ 3G, dù nhà mạng đã tăng 4 – 5 lần số trạm so với cam kết ban đầu, “mong khách hàng hiểu và thông cảm”. Việc tăng cước 3G lần này được các nhà mạng cho rằng cũng mang lại lợi ích lâu dài cho khách hàng, khi họ có điều kiện tái đầu tư nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ trong tương lai.


Nhiều chuyện của tương lai


Ông Nguyễn Đức Trung khẳng định, thời gian tới cục sẽ quản lý chặt hơn vấn đề chất lượng 3G, xây dựng tiêu chí chuẩn trên cơ sở vùng phủ sóng, tốc độ tải…” Sẽ kiểm tra ngặt nghèo hơn”. Trước đây cục chủ yếu quản lý theo… cam kết của doanh nghiệp. Theo ông Trung, phía cơ quan quản lý nhà nước chưa yêu cầu nhà mạng phải có thông tin sớm hơn đến với người dân, khi có thay đổi về giá cước cũng như dịch vụ mới. “Trong tương lai, bộ sẽ có quy định yêu cầu doanh nghiệp minh bạch khi cung cấp dịch vụ. Ví dụ, khi khách hàng dùng dịch vụ roaming, nhà mạng phải thông báo giá cước cụ thể để khách hàng cân nhắc trước khi sử dụng. Hiện nay, các dịch vụ phát triển tương đối tự do. Khi hình thành thị trường tương đối đầy đủ thì sẽ có biện pháp quản lý phù hợp”, ông Trung nói.


Mặc dù nhận được nhiều câu hỏi khác nhau về tính hợp pháp của việc tăng cước 3G mới đây, nhưng ông Trần Anh Sơn, phó tổng cục trưởng cục Quản lý cạnh tranh, bộ Công thương đều lặp đi lặp lại câu trả lời: Đang thu thập thông tin. Về câu hỏi các nhà mạng có vi phạm luật Cạnh tranh ông Trần Anh Sơn nói: “Cục Quản lý cạnh tranh đã ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các thông tin có liên quan. Chỉ sau khi nhận được các thông tin có liên quan, chúng tôi mới có căn cứ để xem xét và đưa ra nhận định của mình”.


Khi được hỏi cục Quản lý cạnh tranh có điều tra độc lập không, ông Sơn cho hay, theo quy định của pháp luật tố tụng cạnh tranh thì cục Quản lý cạnh tranh có điều tra độc lập. Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định: “Chúng tôi không có quyền kết luận ai vi phạm. Việc đó do hội đồng xử lý kết luận, thông qua phiên điều trần...”


Gia Vinh – Việt Anh









Ông Hồ Đức Thắng, phó giám đốc Vinaphone còn cho biết, tại nhiều nước, người dùng không thể nào dùng được chức năng wifi hotspot với những gói cước thông thường, nếu chia sẻ sẽ bị khoá data. Nếu muốn dùng thêm chức năng chia sẻ phải trả thêm tiền. Cũng theo ông Thắng, trong tương lai các nhà mạng Việt Nam sẽ khoá chức năng chia sẻ, muốn chia sẻ miễn phí cho các đối tượng khác sẽ có những gói cước phù hợp về băng thông và giá. “Nhưng chưa phải là bây giờ, tôi nói chuyện ở tương lai”, ông Thắng bày tỏ.



-Cần công khai lý do tăng


-Tăng cước 3G, chất lượng khó tăng


-Cước 3G có gói tăng 40%


-Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ