Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

“Sực nhớ” chuyện sản xuất sạch hơn

“Sực nhớ” chuyện sản xuất sạch hơn

Sổ tay


“Sực nhớ” chuyện sản xuất sạch hơn


SGTT.VN - Từ năm 1989, Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đưa ra khái niệm sản xuất sạch hơn nhắm tới hoạt động công nghiệp, khích lệ việc áp dụng liên tục các biện pháp quản lý sản xuất, giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất công nghiệp.


Năm 1996, sản xuất sạch hơn được áp dụng thử nghiệm ở các tỉnh phía Bắc. Ngày 7.9.2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1419/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”. Với quyết tâm trở thành nước công nghiệp hoá, nếu chiến lược sản xuất sạch hơn không được thực thi thì tiến trình công nghiệp hoá sẽ để lại những hậu quả khôn lường và tương lai đầy thách thức. Từ năm 2006 – 2010, 60 doanh nghiệp tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre được hỗ trợ sản xuất sạch hơn.










Nông sản phục vụ chế biến không theo những nguyên tắc an toàn sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tạo ra những sản phẩm sạch hơn, có giá trị cao hơn (ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Thái



Tuy nhiên, cho đến hôm nay, rất ít người biết Chính phủ đã từng đưa ra các mục tiêu sản xuất sạch hơn, môi trường vẫn bị đe doạ và dấu ấn sản xuất sạch hơn vẫn lu mờ. Trong khi Việt Nam chưa kịp phản ứng trước những bất cập của chất lượng hàng chế biến bị trả về thì nguyên liệu đầu vào là trái cây, rau... bắt đầu bị kiểm tra chặt chẽ hơn khi xuất khẩu. Sản phẩm được xác định có chất cấm bị trả lại hoặc buộc phải xử lý tại chỗ với chi phí rất cao. Về lâu dài, những đơn đặt hàng sẽ biến mất khi nhiều lô hàng nhiễm bẩn hoặc chứa chất cấm. Nông sản phục vụ chế biến không theo những nguyên tắc an toàn sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tạo ra những sản phẩm sạch hơn, có giá trị cao hơn. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài từng tìm nhà cung cấp gạo ngon theo quy trình không dư lượng thuốc trừ sâu, xay xát lúa – gạo, đóng gói trong phòng lạnh, hút chân không… nhưng không có nơi nào đủ điều kiện cung cấp!


Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh (GCTF) tại Việt Nam tài trợ 15% đối với công nghệ có cải thiện môi trường hơn 30%; 25% đối với công nghệ cải thiện môi trường hơn 50%. Số tiền tài trợ tối đa là 200.000 USD. Đồng thời bảo lãnh 50% vốn vay của doanh nghiệp tại các ngân hàng (Techcombank, ACB, VIB). Các ngân hàng sẽ tham gia quỹ có trách nhiệm đàm phán, thiết lập các điều kiện với các doanh nghiệp; đánh giá rủi ro khoản tín dụng, quản lý vốn vay. 15 tiêu chuẩn cụ thể để các doanh nghiệp tự đối chiếu điều kiện vay vốn, trong đó quỹ chỉ hỗ trợ cho các phương thức sản xuất bền vững, thông qua đầu tư mới, thiết bị mới, dây chuyền sản xuất mới hoặc thay thế, mức tín dụng từ 10.000 USD tới 1 triệu USD. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản về trách nhiệm xã hội và tiêu chuẩn môi trường; giảm phát khí thải nhà kính… Bà Lê Nguyên Hằng, điều phối viên quỹ Uỷ thác tín dụng xanh, cho biết.


Ông Nguyễn Tiến Hải, chủ nhãn hàng tôm khô và khô khoai Tiến Hải, Hải Loan có tiếng ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có vẻ thiếu tự tin khi biết những cơ sở nhỏ rất khó có cơ hội tiếp cận chương trình tín dụng sản xuất sạch hơn khi đích nhắm tới là những doanh nghiệp có hơn 500 công nhân, vốn điều lệ 5 triệu USD.


Rõ ràng, cần có những hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ hơn đối với sản xuất sạch hơn.


Hoàng Lan






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ