Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Biết “lừa” nhưng chưa thể dẹp!

Biết “lừa” nhưng chưa thể dẹp!

Biết “lừa” nhưng chưa thể dẹp!


SGTT.VN - Từ sau tết trở lại đây, tại các điểm đổi giấy phép lái xe (GPLX) ở TP.HCM, “cò” xuất hiện dày đặc. Trong đó, đáng nói nhất là ở điểm đổi GPLX thuộc phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX của thành phố tại 252 Lý Chính Thắng (quận 3, TP.HCM) lúc nào cũng có cả chục “cò”. Theo lời của họ, khách chỉ cần bỏ thêm tối đa 300.000 đồng thì sẽ thoát khỏi cảnh chờ đợi cả ngày, bởi “cò” có “quan hệ”. Trong khi đó, ông Võ Trọng Nhân, trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX, sở Giao thông vận tải TP.HCM, lại khẳng định: Ai tới trước lấy số thứ tự thì được giải quyết trước, không có chuyện ưu tiên.










Tăng đột biến lượng người đổi giấy phép lái xe mới. Ảnh: VNE



Nếu không có “ngoại lệ” sao “cò” vẫn được khách hàng tin tưởng?

Tuần trước chính bản thân tôi đã ngồi cả ba ngày để giám sát nhưng vẫn không thấy trường hợp nào cán bộ của phòng câu kết với “cò” để được giải quyết nhanh. Nếu phát hiện tôi cam đoan kỷ luật và đuổi việc ngay tức khắc. Theo tôi, sở dĩ gần đây lực lượng “cò” trước cửa cơ quan tôi xuất hiện nhiều, là do thời gian sau tết lượng người đến làm thủ tục cấp GPLX quá đông nên đã tạo ra tình trạng quá tải. Lợi dụng thời cơ này, “cò” mới tung chiêu “lừa dối” để trục lợi.


Nếu thông qua “cò” người đổi GPLX vẫn phải vào bốc số thứ tự, vẫn phải chụp hình, vẫn phải có giấy khám sức khoẻ; còn “cò” chỉ mỗi việc hướng dẫn hành khách đến những địa điểm cần đến (chuyện này chỉ nhìn vào bản hướng dẫn ai cũng làm được chứ đâu cần đến “cò”; rồi giúp hành khách ghi thông tin này nọ vào hồ sơ. Với những việc làm ai cũng có thể làm được mà lấy tiền chênh lệch vài trăm ngàn thì không phải lừa dối là gì.


Nhưng “cò” còn quảng cáo là đổi được cả những GPLX quá hạn mà không cần phải thi lại?


Cái này gọi là lừa đảo chứ không còn là lừa dối nữa rồi. Tôi đã từng chứng kiến nhiều người sau khi mất tiền cho “cò” rồi mới hay mình bị lừa. Sở dĩ, “cò” đổi được GPLX quá hạn là do GPLX đó chưa quá hạn ba tháng; bởi theo quy định GPLX quá hạn ba tháng trở lên mới buộc phải thi lại. Lợi dụng sự thiếu thông tin này của không ít tài xế mà cò đã “hù doạ” họ, để họ sợ mà nhờ đến cò. Như thế là lừa đảo còn gì. Qua đây tôi cũng khuyến cáo người dân khi đổi GPLX nên vào thẳng nơi làm việc để xem hướng dẫn không nên nghe bất cứ lời “hù doạ” nào từ “cò” để rồi tiền mất nhưng không nhanh được.


Ông nói “cò” lừa đảo nhưng sao không báo chính quyền địa phương sớm dẹp?


Từ giữa năm 2013 chúng tôi đã nhiều lần làm văn bản yêu cầu địa phương dẹp nạn “cò”. Nhưng địa phương cho rằng ở đây họ chỉ có thể nhắc nhở và buộc “cò” làm cam kết “không gây cản trở giao thông”. Nói thẳng, nếu chỉ hài tội “cò” là “gây cản trở giao thông” thì muôn đời không thể dẹp được. Theo tôi, địa phương phải mạnh tay hơn nữa, vì hành vi của “cò” hoàn toàn có thể xử phạt hành chính, nếu nhiều lần tái phạm có thể xử lý hình sự được.


Đào Lê






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ