Người Việt – hàng Việt
Chia sẻ với cộng đồng
SGTT.VN - Đêm 11.1.2014, phiên chợ Hàng Việt về nông thôn – huyện Tam Nông, chưa khai hội mà người đã chen kín. Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp – BSA phối hợp với Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện Tam Nông, Đồng Tháp tổ chức phiên chợ này ( 11.1 đến 13.1.2014).
Một cơ hội mua sắm được dân địa phương chào đón vì hầu như các doanh nghiệp đã điều chỉnh hàng hóa cho phù hợp nhu cầu sắm đồ Tết.
Ông Lý Thành Sinh, giám đốc công ty Minh Long Hưng cho biết: Việc phối màu trên những sản phẩm đồ thun trẻ em khiến sản phẩm mới bán rất tốt từ phiên chợ mở màn 2014 tại huyện Chợ Mới , tỉnh An Giang tới phiên thứ hai này, dù giá bán tăng thêm 4.000 ( giá bình quân 30.000-35.000 đồng/bộ).
Dân địa phương nói Tam Nông sẽ vắng vẻ khi những người từ phương xa tới đây lập nghiệp trở về quê trước 30 Tết. Hoạt động mua sắm bắt đầu từ lúc này. Dân trồng lúa hàng hóa đại trà, ít có cơ hội đột phá thu nhập. Nhiều người nghĩ tới việc nuôi cá, trồng gạo thơm núc…
Phó phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tam Nông cho biết huyện qui hoạch 200 ha, dự kiến sản lượng trên 60.000 tấn/năm, tuỳ theo thị trường có thể tăng hoặc giảm sản lượng. Năm 2012, sản lượng đạt vượt qua con số 62.000 tấn. Trong khi đó, cá khô lóc phơi vệ đường hoặc trước chợ Tam Nông, giá chào bán 800.000 đồng/kg ( gấp 3 lần hàng được sấy theo công nghệ của Mỹ tại một công ty cách đó 7 cây số về hướng An Long). Làm sao khô lóc , đặc sản Tam Nông không quá chênh lệch tới mức khó hiểu so mặt bằng!?
Từng chảy ngược về Campuchia, Thái Lan khi hai nước này không lộn xộn, nhưng nay hàng không thể lên thượng nguồn! Hét giá chỉ tự làm khó mình dù bạn hàng từ Cà Mau cũng về đây lấy hàng.
Các chuyên gia BSA đã khảo sát một số cơ sở sản xuất gạo đóng gói và khô cá sấy thay vì phơi nắng, hai loại sản phẩm được huyện đặt kỳ vọng làm thương hiệu, thử cùng các doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân vùng nguyên liệu bàn luận cách làm hàng có sức cạnh tranh hơn, dễ chọn lựa hơn. Thực tế cho thấy, nhiều nông dân chờ đợi cơ hội từ doanh nghiệp, doanh nghiệp chờ sự quan tâm từ các chương trình của nhà nước. Sự chờ đợi tạo ra tình trạng ngưng đọng và suy nghĩ không có điều gì chắc chắn.
Ông Đỗ Công Bình, giam đốc công ty Tứ Quí thừa nhận năng lực chế biến, cung cấp sản phẩm khô cá ( lóc, sặc rằn) nhãn hiệu Tứ quí theo công nghệ sấy khô, tiệt trùng vào dịp Tết này không được nhiều. Sắp tới công ty sẽ mở rông đầu tư nâng công suất chế biến từ 3 tấn lên 5 tấn/ngày, chế biên sản phẩm mới khô cá tra phồng, cá chạch. Đặc biệt sẽ mua da cá tra làm nguyên liệu chế biên cologen xuất khẩu qua Nhật.
Ths Hồ Thế Huy, công ty Phân bón Bình Điền, chuyên gia kỹ thuật của Bình Điền II lưu ý bà con nông dân thực trạng hàng hóa giả , chủ yếu tung hỏa mù công năng để hét giá, do đó cần mua hàng ở những nơi chịu trách nhiệm và từng thể hiện tốt lời cam kết, nắm chắc thông tin kỹ thuật để vừa tiết giảm chi phí vưà chọn được những loại vật tư đáng tin cậy cho cây trồng.
Anh Huỳnh Phú U, phó chủ nhiệm HTX Tân Cường, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức cánh đồng mẫu đến cánh đồng sản xuất lớn theo hướng ViệtGap (từ tháng 5.2013) nói lúc đầu dù được công nhận VietGap nhưng giá bán lúa vẫn chưa cao hơn giá lúa thường. Nhưng cái được là chi phí giá thành sản xuất lúa thấp và lâu dài HTX thuận lợi trong viêc xây dựng thương hiệu gạo ngon với lời cam kết an toàn cho người tiêu dùng..
Các hoạt động kết nối, chia sẻ nhận thức, cách làm của BSA và các doanh nghiệp tham gia phiên chợ với các HTX, cơ sở làng nghề... nhằm nâng giá trị của loại đặc sản rất cụ thể nào đó , hướng người sản xuất tại địa phương tới quan hệ cung – cầu tương thích kênh phân phối hiện đại , cách lấy hiệu quả thị trường nuôi dưỡng và mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng tại chỗ có ý nghĩa với người làm ăn lâu dài của địa phương. Riêng các doanh nghiệp, tác động dây chuyền giữa doanh nghiệp chế biến và vùng nguyên liệu chỉ xuất hiện khi tìm được bạn hàng tiêu thụ bền vững ở TP.HCM.
Đức Toàn – Vân Anh
“ Làm thế nào người phương xa biết đến món ngon, đặc sản địa phương khi đến Tam Nông? Làm sao việc mua bán đặc sản độc đáo của địa phương dễ dàng hơn? Nhiều người biết hơn và tới Tam Nông cần mua loại gì, mua ở đâu sẽ có nhiều người chỉ dẫn tận tình hơn…cần vai trò các đoàn thể và sự tham gia của mọi người ở Tam Nông”, PGS TS Nguyễn Phú Son, Trung tâm tư vấn kinh tế, khoa KT&QTKD, trường Đại học Cần Thơ, nói. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét