Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Xóm chài ở Sài Gòn

Xóm chài ở Sài Gòn

Xóm chài ở Sài Gòn


SGTT.VN - Tròng trành với con nước lớn ròng của sông Sài Gòn, xóm chài ấy có bốn hộ gia đình với 15 người. Ba thế hệ đã gắn bó ở đây, người thâm niên nhất đã hơn 60 năm làm nghề sông nước.


Thực hiện: Trần Việt Đức – Trọng Văn










Một mẻ chài cực nhọc nhưng kết quả không bao nhiêu, vì sông càng ngày càng ô nhiễm.











Công việc của họ đàn ông thì đánh bắt cá, đàn bà thì mang số cá ấy ra lên bờ bán rong ở lề đường hay rìa chợ. Họ sống trên con thuyền nhỏ, không điện, nước sạch phải lên bờ xin. Lũ trẻ ra đời, có đứa học được vài năm thì bỏ, thứ vì nghèo thứ vì cái nghề sông nước đã “chấm” năng khiếu của chúng. Xóm chài nằm lọt thỏm giữa hai cây cầu Bình Lợi, nhưng chọn phần đất thuộc phường 13, quận Bình Thạnh để neo đậu. Họ là người gốc miền Bắc, vào miền Nam từ năm 1954, miền đất mới đưa họ đến với nghề “đâm hà bá”.











Công việc của họ là nghề cá, cứ nước ròng là vác ngư cụ gồm chài, lưới đánh cá dọc bờ sông. Ông Nguyễn Ngọc Ái, bưng thau cá vừa đánh bắt đêm qua lên và nói: “Làm cá phải đi vào đêm, chừng này chắc bán được 70.000 đồng, vậy cũng là may vì bây giờ ô nhiễm nên cá cũng ít, chủ yếu là cá rô phi, trê”.











Xóm chài tự hình thành những chiếc “cầu tàu”, bãi đất hoang ngày xưa bây giờ đã được lấp đầy bởi nhà cửa của những cư dân mới. Người dân vẫn theo cầu tàu ra đây giặt giũ, lau chùi; ngược lại những cư dân xóm chài lên bờ đề xin nước, buôn bán với họ…











Hằng ngày họ qua lại dưới tĩnh không cầu Bình Lợi cũ để mưu sinh, trên họ là dòng xe, tàu hoả ngược xuôi hối hả. Cuộc sống của họ bình lặng trôi, đối lập với xã hội trên kia như ông Huỳnh Văn Trước nhận ra mình đã sống ở đây 60 năm, chứng kiến bao chuyện nhân tình thế thái gắn với cây cầu, chứng kiến sự lên đời của xã hội từ những bịch sữa, lon đồ hộp ném xuống sông và dạt về xóm chài của họ. Và đến nay họ vẫn nghèo nhưng thanh thản với công việc lương thiện.











Những ông thần tài, ông địa được thương lái bán nông sản, hàng nhu yếu phẩm từ miền Tây mang đến đây. Và như thông tin của cư dân xóm chài, nhiều người chơi lô đề biết cầu Bình Lợi là nơi nhiều người tự tử và chết ở đây nên cũng dựng bàn thờ ông địa, thần tài ở mé sông để cầu may. Riêng những cư dân xóm chài, họ phải làm một công việc bất đắc dĩ đó là cứu người tự tử hay tìm xác của những người chán sống.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ