Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Hội nghị tham tán thương mại khu vực phía Nam 2013: Còn nhiều cơ hội cần nắm bắt

Hội nghị tham tán thương mại khu vực phía Nam 2013: Còn nhiều cơ hội cần nắm bắt

Hội nghị tham tán thương mại khu vực phía Nam 2013: Còn nhiều cơ hội cần nắm bắt


SGTT.VN - Phần lớn đại diện cơ quan thương mại Việt Nam ở nước ngoài vẫn cho rằng các doanh nghiệp trong nước vẫn có cơ hội đầu tư ra nước ngoài, tăng cường giao thương ở một số ngành hàng tiềm năng…


Đó là ghi nhận qua cuộc họp mặt giữa đại diện các sở Công thương, hiệp hội doanh nghiệp các địa phương với 64 tham tán thương mại ở khu vực phía Nam ngày 25.12.2013.


Mở thị trường “nóng”


Ông Trương Xuân Trung, Bí thư thứ nhất – tham tán thương mại tại Indonesia cho biết, Indonesia đang kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng và đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành xây dựng, bất động sản ở Việt Nam. Hiện tại, các sản phẩm sắt thép của Việt Nam đang nhập khẩu mạnh vào thị trường Indonesia.











Vừa qua, một doanh nghiệp xi-măng nổi tiếng ở Indonesia là Semen Gresik (SMGR) đã mua lại 70% cổ phần của công ty xi-măng Thăng Long – Hải Phòng. Điều này giúp cho SMGR củng cố thị phần ở Indonesia bằng số lượng xi-măng xuất khẩu từ Việt Nam.


Ông Trung cho rằng, bước đầu các doanh nghiệp trong ngành sản xuất xi-măng, sắt thép của Việt Nam có thể liên doanh với một số công ty Indonesia. Sau đó, dựa vào liên doanh này để từng bước mở rộng thị phần trong ngành xây dựng.


Còn ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nhận xét, ngoài thị trường Mỹ đang tăng trưởng mạnh về xuất khẩu thuỷ sản; còn có Hongkong và Trung Quốc đang là thị trường tiềm năng. Các cơ quan thương vụ có thể giúp cho VASEP mở rộng thị trường bằng cách cung cấp thông tin về khả năng tiêu thụ, tăng cường giao dịch chính ngạch…


Thiếu thông tin từ đôi bên


Tại hội nghị tham tán thương mại khu vực phía Nam, một số doanh nghiệp cũng như lãnh đạo địa phương cho rằng vẫn còn thiếu thông tin cập nhật từ các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài. Các địa phương như Bình Định, Daklak… cho rằng cần thông tin phối hợp với các thương vụ trong việc ký hợp đồng – xác minh đối tác nước ngoài, quảng bá thương hiệu địa phương…









Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng bộ Công thương nhận xét tuy tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn nhưng Việt Nam vẫn giữa vững được các thị trường xuất khẩu cơ bản. Trong năm 2013, đã có 22 ngành hàng xuất khẩu đạt 1 tỉ USD, 13 ngành hàng xuất khẩu đạt 2 tỉ USD… Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 132 tỉ USD, tăng 15,4% so với năm 2012; đặc biệt khu vực các doanh nghiệp trong nước tăng 7% kim ngạch xuất khẩu.



Ông Trương Quốc Dũng, phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã có doanh nghiệp do thiếu thông tin thị trường nên đầu tư trồng cao su ở nước ngoài. Cứ tưởng 5-10 năm đầu tư sẽ “giàu to” nhưng cuối cùng lại mất trắng. Do đó, các doanh nghiệp địa phương ở xa 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM sẽ cần thông tin dự báo thị trường từ cơ quan thương vụ nước ngoài.


Trong khi đó, ông Đào Trần Nhân, tham tán công sứ tại Hoa Kỳ lại cho rằng các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài lại thiếu thông tin từ doanh nghiệp trong nước. Ví dụ như danh mục ngành hàng ở từng địa phương vẫn chưa có. Mỗi khi, phía Hoa Kỳ cần thông tin về ngành hàng ở Việt Nam để giao dịch, cơ quan thương vụ Việt Nam chỉ có thể gửi cho họ danh mục các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của bộ Công thương.


Ông Nguyễn Quang Ngọc, giám đốc công ty cổ phần Trái đất xanh tươi thì kiến nghị các cơ quan thương vụ xây dựng bản đồ dữ liệu về các lĩnh vực khuyến khích đầu tư ở nước ngoài. Nếu doanh nghiệp tự tìm hiểu về cái này sẽ mất nhiều thời gian và tốn không ít chi phí.


Việt Bình






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ