Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Náo loạn vì 7 đứa trẻ bị bắt đi phỏng vấn

Náo loạn vì 7 đứa trẻ bị bắt đi phỏng vấn

Náo loạn vì 7 đứa trẻ bị bắt đi phỏng vấn


SGTT.VN - Một nhóm 7 em nhỏ đang chơi đá bóng ở gần chung cư tại Q.8 (TP.HCM) thì có 2 thanh niên đến rủ lên xe gắn máy chở lên Q.5, khiến cả khu phố náo loạn truy tìm trong đêm.


Tối 28.8, chị Nguyễn Thị Hoa (mẹ của em Trần Công Minh, học sinh lớp 7), kể: Minh đi học về 15 giờ 30, sau đó có xin phép chị cho ra khu chung cư gần nhà để đá bóng với mấy đứa bạn trong xóm. Đi được hơn một giờ đồng hồ thì Minh dùng số điện thoại 01866589… gọi về xin phép cho đi chơi tối mới về, nhưng chị Hoa không đồng ý. Sau đó, Minh đưa điện thoại cho một nam thanh niên nói tiếp: “Xin phép chị chở cháu Minh đi chơi nửa tiếng nữa rồi về”. Chị Hoa chưa biết chuyện gì xảy ra và người thanh niên kia là ai nên có lớn tiếng: “Không được! Anh cho tôi địa chỉ để tôi đến chở cháu về, nếu không tôi sẽ báo công an”. Ngay sau đó, thanh niên kia cúp máy. Chị Hoa liên tục gọi lại số điện thoại lúc nãy, nhưng không liên lạc được.









Lúc mấy em đang chơi vui vẻ với nhau, thì có hai anh, chị đi hai xe máy tới hỏi: "Ở đây có em nào sinh năm 2000 không? Lên xe chở đi phỏng vấn để nhận quà nhiều lắm."



Không chỉ có chị Hoa mà phụ huynh của cả 6 học sinh khác cũng hốt hoảng đi tìm, rồi trình báo công an con bị người lạ bắt cóc; đã có phụ huynh hoảng loạn đến ngất xỉu.


“Ăn bánh có ngon, nước uống có ngọt không”


Mãi đến 21 giờ cùng ngày, 7 đứa trẻ mới dò dẫm về nhà. Cầm trên tay bịch bánh và sữa, Lâm Chí Quốc kể lại: “Lúc mấy em đang chơi vui vẻ với nhau, thì có hai anh, chị đi hai xe máy tới hỏi: "Ở đây có em nào sinh năm 2000 không? Lên xe chở đi phỏng vấn để nhận quà nhiều lắm". Nghe nói vậy, cả 7 đứa em nhảy lên xe, chị gái chở hai đứa, anh kia chở ba đứa, hai đứa còn lại đi xe đạp theo sau. Hai người đó chở bọn em đi qua cầu Nguyễn Tri Phương, sau đó vòng vèo qua nhiều đường lắm rồi dừng lại ở căn nhà thuộc Q.5. Khi vào nhà, chị gái hỏi tên tuổi mấy đứa, nghề nghiệp bố mẹ của tụi em để ghi vào sổ. Hỏi xong, họ dẫn lên lầu gặp giám đốc, sau đó cho ăn bánh sandwich và uống nước ngọt. Ăn xong, họ hỏi tụi em: ăn bánh có ngon không, nước uống có ngọt không. Ngồi một lúc rồi cả hai anh chị chở tụi em về chợ Ba Đình (P.10, Q.8) bỏ ở đó, rồi bọn em tự đi bộ về nhà”. “Vậy em có nhớ đường dẫn tới căn nhà mà hai anh chị kia chở tới?”, chúng tôi hỏi. Quốc trả lời: “Tụi em không nhớ đâu, vì anh chị kia chở đi vòng vèo, qua nhiều đường lắm”.










Hai em Quốc và Minh trở về sau khi bị dụ dỗ: Ảnh: Đức Tiến



Trung tá Trương Công Hòa, trưởng công an P.9, Q.8, xác nhận: “Ngay sau khi nhận được tin báo của người dân, công an phường đã nhanh chóng báo lên ban chỉ huy Công an Q.8. Ngoài việc trấn an người dân, công an phường cũng đã lên kế hoạch tìm kiếm nếu sau 24 giờ các em học sinh không trở về”.


Từ số điện thoại 01866589… của người thanh niên gọi vào số máy của chị Nguyễn Thị Hoa, PV Thanh Niên đã cố gắng liên lạc nhưng bất thành.


Tiếp xúc với PV chiều qua, đại diện trường THCS Lý Thánh Tông cho biết sáng cùng ngày nhà trường đã giáo dục cho học sinh toàn trường về vụ việc này. “Từ trước tới giờ, nhà trường luôn nhắc nhở cho học sinh hãy nói không với người lạ và dạy các em phải luôn đặt câu hỏi khi người lạ cho mình bánh kẹo, quà cáp thì có mục đích gì?”, vị này nói. Ngoài ra, nhà trường cũng đã mời phụ huynh của 7 học sinh lên làm việc để tìm hiểu rõ vụ việc. “Đây có thể là chiêu tiếp thị hàng hóa của một số công ty nhưng không đúng cách, gây tâm lý hoang mang lo sợ cho nhiều người”, vị này nói.


Vi phạm pháp luật


Luật sư (LS) Nguyễn Văn Tài (Văn phòng LS Mai Trung Tín) cho rằng, hành vi của 2 thanh niên đưa 7 trẻ em (dưới 16 tuổi) đi trong suốt 6 giờ đồng hồ đến địa điểm không thông báo trước, không cho các em liên lạc với gia đình đã có dấu hiệu cấu thành tội “giữ người trái pháp luật”.


Đồng quan điểm này, LS Hà Hải (đoàn LS TP.HCM) phân tích thêm: Bộ luật Hình sự không có tội "bắt cóc trẻ em". Hành vi bắt cóc chỉ bị xử lý hình sự nếu "nhằm chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, hành vi không cho sử dụng điện thoại, không cho liên lạc với gia đình là khống chế đứa bé đó, tước đoạt sự tự do cần thiết của trẻ nên dù có cho quà vẫn có dấu hiệu của tội “giữ người trái pháp luật”. Hành vi sau đó đưa 7 trẻ về nhà khi gia đình, nhà trường nháo nhào đi trình báo công an được xem là nửa chừng chấm dứt tội phạm. Một chi tiết để xem xét giảm nhẹ mà thôi.


Cũng theo LS Hà Hải, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em và cấm hành vi lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi hay dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang. Trong trường hợp này, trẻ em là những người dưới 16 tuổi, không có đủ năng lực hành vi dân sự nên dù đứa trẻ đó có đồng ý đi theo 2 thanh niên “nhận quà” cũng không có giá trị. Mọi hành vi tiếp cận trẻ em, đưa trẻ em đi khỏi nơi cư trú của trẻ mà không được sự đồng ý của gia đình, người giám hộ, cha mẹ hoặc của nhà trường (nếu trong giờ học) là vi phạm pháp luật, không cần biết mục đích, động cơ của việc giữ trẻ. Mọi biên bản ghi nhận thông tin, thăm dò thông tin trẻ em mà không có người giám hộ đều không có giá trị.










Cả khu phố náo loạn vì 7 em nhỏ bị bắt đi... phỏng vấn.



Trung tá Trương Công Hòa cho biết, bước đầu cơ quan công an đã xác định được địa điểm mà hai thanh niên đưa các em học sinh tới. Công an sẽ mời đại diện công ty này đến làm việc, để làm rõ mục đích việc dụ dỗ các em đi mà không xin phép, sau đó sẽ có hướng xử lý tiếp.


"Tưởng đi nhanh rồi về nên không xin phép"


Sáng 30.8, Công an P.9, Q.8, TP.HCM đã làm việc với N.V.K (22 tuổi, ngụ Q.8) và người nữ tên N.T.M.T (30 tuổi, ngụ Q.3). Cả 2 đều là cộng tác viên cho một công ty nghiên cứu thị trường nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Q.5. Tại cơ quan công an, 2 người này cho biết khoảng 17 giờ ngày 28.8, họ đi tìm khách hàng là những trẻ em từ 13 tuổi trở lên để mời về công ty cho sử dụng và lấy ý kiến về một loại nước ngọt sắp bán ra thị trường. Khi tới khu vực P.9, Q.8 thì thấy nhóm học sinh đang đá bóng nên mời, thì được cả nhóm đồng ý. Sau khi đưa về công ty ở Q.5 để phỏng vấn, họ tiếp tục đưa 7 học sinh tới công ty khác trên đường Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận), để phỏng vấn tiếp. Sau khi xong việc, cả hai đưa nhóm học sinh này trở về.


Trả lời câu hỏi vì sao không xin phép gia đình các em? T. nói: “Tưởng đâu đi nhanh rồi về nên chúng tôi không xin phép”. Chúng tôi hỏi tiếp: “Chị biết việc làm của mình là vi phạm pháp luật?”, thì T. ngập ngừng đáp: “Tôi cũng mời rất nhiều người, trong đó có trẻ em, nhưng đây là tai nạn nghề nghiệp, tôi sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc. Sau khi làm việc với công an xong, chúng tôi sẽ đến tận nhà các em để xin lỗi”.


Chiều cùng ngày, Công an P.9 đã củng cố hồ sơ vụ việc chuyển Công an Q.8 để tiếp tục điều tra làm rõ.









Nhiều nước liệt vào tội bắt cóc


Theo trang Justice.gov.uk, luật pháp Anh ghi rõ trẻ em từ 16 tuổi trở xuống được xem là không đủ năng lực để tự quyết định có nên đi theo một người nào đó hay không. Từ đó, luật quy định mọi trường hợp tự ý dẫn trẻ đi nơi khác mà không được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ thì dù không có ý đồ gây hại cho trẻ và sau đó trả trẻ về cho cha mẹ hoặc người giám hộ vẫn có thể bị liệt vào tội bắt cóc.


Tại Mỹ, thậm chí cha mẹ đã ly hôn hoặc bắt đầu quá trình ly hôn mà tự ý mang con đi khỏi nơi cư trú và không báo cho người kia biết, dù là đi chơi, thì vẫn có thể khởi tố tội bắt cóc, theo website của bộ Tư pháp Mỹ.



Theo TNO






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ