Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Ngày lịch sử của môn quyền anh

Ngày lịch sử của môn quyền anh

SEA Games 27


Ngày lịch sử của môn quyền anh


SGTT.VN - Có một thời gian đăng đẳng, môn quyền anh đã phải nằm “ngoài vòng pháp luật”, các võ đài đóng cửa bởi có tập cũng chẳng được quyền thi đấu, đi nước ngoài thi đấu càng là chuyện không tưởng.


Quyền Anh là môn võ được xem như lận đận vào loại nhất nhì trong lịch sử Việt Nam. Sau giải phóng, vào thập niên 90, khi mà phong trào rèn luyện võ thuật đang phát triển rầm rộ ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM. Các lôi đài ở sân Tinh Võ, Nguyễn Du… luôn ăm ắp người mỗi khi các võ sĩ quyền anh thượng đài. Thế nhưng có lần một vị quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam chứng kiến cảnh võ sĩ Việt Nam thi đấu với võ sĩ Thái Lan ở SEA Games, võ sĩ Việt Nam bị đánh knock-out ngay những giây đầu tiên, không chỉ vậy, cú đấm móc ngang của võ sĩ người Thái còn khiến cho võ sĩ Việt Nam lệch hàm, bất tỉnh phải đưa đi cấp cứu. Thêm vào đó, tại giải vô địch quốc gia diễn ra ở Hải Phòng xảy ra tình trạng mất an ninh.










Hai cô gái đầu tiên gui tên vào lịch sử quyền Anh Việt Nam với tư cách người đứng đầu khu vực. Ảnh: Liêm Quang



Lệnh trên ban xuống, cấm tiệt môn quyền anh tại Việt Nam. Không còn lò võ nào được phép công khai tập luyện, không một giải đấu nào được quyền tổ chức. Nhưng việc các võ sĩ tìm đến các lò võ tập lén để thoả đam mê vẫn diễn ra âm thầm. Lò ông Bảy Đực ở Thủ Đức, ông Chín Nghĩa ở Chợ Lớn là một trong những cái tên được rỉ tai nhau nhiều nhất. Lý giải về chuyện vì sao các võ sỹ của ta ở thời điểm đó dễ thua đến vậy, các võ sư trả lời khá đơn giản: “tập luyện mà ăn uống không ra gì, hay đàng trời cũng chịu không nổi. Nhưng chuyện ăn uống đâu phải lỗi của võ sinh, nhà nghèo thì có gì ăn đó thôi”. Sau này, ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên vụ trưởng vụ thể thao thành tích cao cũng xác nhận: “môn quyền Anh là môn thể thao đặc thù, muốn có thành tích tốt phải đầu tư bền vững, căn cơ từ chuyện dinh dưỡng đến tập luyện. Không thể đốt cháy giai đoạn như một số các môn võ khác đậm tính biểu diễn khác”.


Đến năm 2002, quyền Anh mới được chính thức cho phép hoạt động công khai trở lại. Nhưng, mất một thời gian dài tụt hậu, chỉ lén tập với nhau là chính và ngay thời điểm đó, dinh dưỡng cho vận động viên vẫn là vấn đề lớn. Các võ sĩ Việt Nam đấu đâu thua đó.










Lừu Thị Duyên (áo đỏ) tấn cũng đương kim vô địch người Thái không hề lo sợ. Ảnh: Liêm Quang



Mãi đến kỳ SEA Games trước tại Indonesia, lần đầu tiên Việt Nam mới có được chiếc huy chương vàng của võ sĩ Lương Văn Toàn ở hạng cân 81kg nhưng chiếc huy chương của Toàn không được giới chuyên môn đánh giá cao bởi không có các đông các võ sĩ tham dự, Toàn chỉ phải thắng Aung KoKo của Myanmar khá dễ.


Thế nhưng, hôm 14.12 là ngày đáng nhớ của lịch sử quyền anh khi Việt Nam có võ sỹ nữ đoạt huy chương vàng ở SEA Games, không chỉ một mà là hai. Ngoài chiếc huy chương vàng của Hà Thị Linh hạng cân 64kg, trận thắng của võ sỹ người H’Mong Lừu Thị Duyên ở hạng cân 60kg được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Bởi quyền anh nữ luôn là điểm yếu của võ thuật Việt Nam. Cứ mỗi lần SEA Games, chúng ta luôn phải lo lắng tìm cách tránh né các võ sĩ Thái Lan, thậm chí khi vào trận luôn mang tâm trạng tự ti. Nhưng lần này Lừu Thị Duyên đã thắng đương kim vô địch SEA Games 26, cô Sudaporan Seesonde một cách thuyết phục. Duyên chủ động tấn công, chủ động tìm chiến thắng mà không hề e dè.


Lừu Thị Duyên và Hà Thị Linh đã trở thành những người phụ nữ đầu tiên ghi tên mình vào lịch sử quyền anh Việt Nam với tư cách, người đứng đầu khu vực.


Tất Đạt






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ