Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Lỗi hệ thống trong quy hoạch trường mầm non

Lỗi hệ thống trong quy hoạch trường mầm non

Lỗi hệ thống trong quy hoạch trường mầm non


SGTT.VN - Ông Nguyễn Bá Minh, vụ trưởng vụ Giáo dục mầm non, bộ GD-ĐT cho rằng nếu có đình chỉ, xử lý một nhóm lớp nào đó mà không đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ thì những vụ bảo mẫu hành hạ trẻ vẫn tiếp tục nảy sinh.


Thưa ông, cứ lâu lâu lại rộ lên một vụ việc bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non, dư luận bức xúc, cơ quan chức năng xử lý xong nhưng cũng không khiến người dân và xã hội yên tâm. Theo ông căn nguyên của vấn đề này là gì?


Tình trạng bạo hành, ngược đãi trẻ thường xảy ra trong những cơ sở giáo dục mầm non tư thục chưa được cấp phép, không đảm bảo được các điều kiện về an toàn cho trẻ, điều kiện về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.










Không phải trẻ nào cũng được vào học các trường mầm non công lập, có những điều kiện cơ bản. Ảnh: Đào Ngọc Thạch



Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn chúng tôi thấy có một nguyên nhân lớn là do công tác giám sát, kiểm tra và xử lý của chúng ta. Trong phân cấp quản lý, việc kiểm tra giám sát và xử lý này thuộc về UBND phường xã, nơi có quyền cấp phép hoạt động và cũng có trách nhiệm giám sát, xử lý. Khi không đáp ứng yêu cầu thì đình chỉ hoạt động. Trên địa bàn đó thì chỉ có phường xã mới có thể quản lý được thôi.


Trường công lập thiếu nên phụ huynh có con dưới 3 tuổi hầu như không có lựa chọn nào khác là phải gửi con vào cơ sở ngoài công lập. Tuy nhiên học phí trường ngoài công lập rất cao và người dân có thu nhập ở mức trung bình trở xuống buộc phải gửi con vào những nhóm lớp tư nhân giá rẻ mặc các nhóm lớp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Bộ GD-ĐT có đề xuất các giải pháp nào ráo riết để khắc phục được tình trạng này?








Giáo viên mầm non thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ

Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng sẽ xem xét lại chương trình đào tạo ngành này để tăng nội dung đào tạo cách thức chăm sóc trẻ bên cạnh việc dạy trẻ. Chương trình đào tạo giáo viên mầm non hiện nay ở các trường sư phạm tập trung vào kiến thức dạy trẻ nhiều hơn chăm sóc trẻ. Cần phải tách rõ hai nội dung đào tạo này, và coi trọng cả hai như nhau. Ở Việt Nam hiện chưa có trường lớp nào đào tạo bảo mẫu. Lực lượng này cần phải được đào tạo bài bản ít nhất 18 tháng về các kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ, tâm lý trẻ em, kiến thức dinh dưỡng...



Rõ ràng cơ sở giáo dục mầm non ở các đô thị chưa đáp ứng nổi nhu cầu thì nguyên nhân một phần do chúng ta bị động (tăng dân số cơ học quá nhanh), phần nữa do ta chưa gắn quy hoạch khu công nghiệp với quy hoạch khu dân cư, trong đó đặt yêu cầu phải có trường mầm non. Cái lỗi này là lỗi hệ thống mà về lâu về dài trong tương lai thì nhà nước phải có giải pháp để giải quyết vấn đề này.


Giải pháp trước mắt là ngành GD-ĐT phải làm thế nào phối hợp tốt với các cấp chính quyền và các cấp phường xã. Lần này phải nêu đích danh phường xã, vai trò trách nhiệm của phường xã phối hợp với phòng GD-ĐT.


Về lâu dài, để giải quyết dứt điểm vấn đề này thì phải có được các trường mầm non và khu dân cư cho con em những người làm trong các khu công nghiệp. Giải pháp trước mắt là đình chỉ, xử lý không cho các cơ sở đó hoạt động, nhưng điều này cũng sẽ dồn sức ép vào các cơ sở có chất lượng.


Nhiều ý kiến cho rằng việc chúng ta đề ra mục tiêu phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi trong khi điều kiện về trường lớp, giáo viên không tăng lên đã khiến nhiều địa phương buộc phải “hy sinh” trẻ từ 4 tuổi trở xuống, phụ huynh càng thiếu chỗ gửi con. Bộ GD-ĐT có thấy đây là một điều bất cập hay không?


Trong 3 năm vừa rồi tỷ lệ trẻ em nhà trẻ tăng 1,5% mà tỷ lệ trẻ em 5 tuổi tăng 1,1% thôi. Như vậy cũng không thể nói rằng chúng ta “hy sinh” trẻ từ 4 tuổi trở xuống. Nơi nào làm như vậy là sai với chủ trương của Đề án phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi. Năm học vừa qua tăng 765 trường, 16.451 nhóm lớp.


Sở dĩ gây ra tình trạng trẻ nhà trẻ thiếu chỗ để học là do nhu cầu trẻ đến lớp ngày càng tăng ở tất cả các lứa tuổi. Do nhu cầu gửi trẻ của người dân tăng đến mức mặc dù chúng ta có Đề án phổ cập, cộng thêm huy động từ các nguồn lực khác mà vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội...









Kiên quyết rút giấy phép các cơ sở giữ trẻ không đủ tiêu chuẩn


Ngày 18.12, Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã yêu cầu Ban Thường vụ Quận ủy Thủ Đức tập trung chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật của quận khẩn trương điều tra, xét xử nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định pháp luật; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước trên địa bàn của tập thể và cá nhân có liên quan... Kết quả xử lý vụ việc phải báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày 15.1.2014.


Thường vụ Thành ủy cũng có văn bản gửi Ban Cán sự Đảng UBND TP, Ban Thường vụ 19 quận ủy và 5 huyện ủy khẩn trương chỉ đạo rà soát, kiểm tra, kiên quyết rút giấy phép các cơ sở giữ trẻ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện; có kế hoạch khẩn trương đầu tư nâng cấp, đầu tư mới các trường mầm non để đáp ứng tốt hơn nhu cầu gửi trẻ của người dân trên địa bàn.


Cùng ngày, làm việc với Q.Thủ Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà khẳng định: “Đây là bài học đắt giá của việc đã nhận biết vi phạm mà không kiên quyết xử lý; không dừng lại ở chỗ lo xử lý từng vụ việc mà phải làm sao để không xảy ra các vụ tương tự nữa”. Tuy nhiên cũng theo ông Hà, nếu đề ra giải pháp mà người dân không có chỗ gửi trẻ thì cũng không ổn.










15 KCX, KCN chỉ có một nhà trẻ


TP.HCM hiện có 15 KCX - KCN với tổng số công nhân khoảng 270.000 người. Tuy nhiên hiện cả 3 dự án xây trường mầm non cho con em công nhân ở KCX Tân Thuận (Q.7), KCN Vĩnh Lộc (Q.Bình Tân) và KCX Linh Trung (Q.Thủ Đức) vẫn còn nằm... trên giấy, đang chờ các thủ tục để triển khai trong thực tế. Như vậy, tính đến nay, toàn thành phố mới chỉ có một điểm trường dành cho con công nhân nằm trong khu lưu trú công nhân thuộc KCN Hiệp Phước (H.Nhà Bè). Dù được xem là “mô hình mẫu” về nhà trẻ cho con công nhân tại TP.HCM, song nơi đây cũng chỉ đáp ứng chưa tới 23% nhu cầu cần gửi trẻ của người lao động trong KCN này.



Thanh Niên






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ