Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

DNNN phải làm gương trong chống tham nhũng!

DNNN phải làm gương trong chống tham nhũng!









Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTX



Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


DNNN phải làm gương trong chống tham nhũng!


SGTT.VN - Phát biểu trong hội nghị “Vai trò của doanh nghiệp trong phòng chống tham nhũng”, ngày 12.11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc cam kết về thực hiện liêm chính phải được coi là một trong các giá trị cốt lõi, trong đó doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải làm gương về phòng chống tham nhũng.


Các lãnh đạo DNNN không được có “sân sau” để làm ăn, DNNN không được quan hệ với khu vực tư.


Bà Victoria Kwakwa, giám đốc quốc gia của ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đã xây dựng được các quy định về pháp lý, tuy nhiên việc thực thi chưa có tiến triển thực chất. Theo bà, thực thi pháp luật mới là yếu tố chủ chốt, nên phòng hơn là để xảy ra rồi mới chống. Đơn cử, trong đấu thầu cần minh bạch hơn, trong quản lý thuế, hải quan cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, giảm bớt tiếp xúc trực tiếp giữa các bên.


Đại diện của New Zealand nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc thực thi hiệu quả của luật và quy định hiện có. Quan trọng là cần chú ý đến mức độ độc lập của các thể chế, cơ chế giúp các doanh nghiệp có thể khiếu nại, từ đó xử lý hành vi hối lộ.


Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam đặt câu hỏi, làm thế nào để doanh nghiệp tăng cường liêm chính? Ông cho rằng cần cả hai bên “cung và cầu” tham gia thảo luận.


Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng thừa nhận, bộ luật Hình sự Việt Nam đã quy định những chế tài nghiêm khắc đối với tội hối lộ, gian lận thương mại. Tuy nhiên, những quy định đó chưa vẫn đủ để ngăn chặn, xử lý hiệu quả những hành vi tham nhũng, hối lộ, gian lận trong hoạt động kinh doanh. Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng cũng đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia thành viên cần phải “hình sự hoá” hành vi tham ô, hối lộ và phải xử lý như những tội phạm tham nhũng.


Theo ông Tranh, tham nhũng, hối lộ trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội, phá vỡ nền tảng quản trị của doanh nghiệp, tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt, khi tham nhũng, hối lộ được thực hiện với sự cấu kết giữa doanh nghiệp với các quan chức tha hoá, sẽ hình thành những nhóm lợi ích thân hữu, có khả năng tác động tiêu cực tới quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật, khi đó hậu quả càng thêm nghiêm trọng.


Đại diện các đối tác của Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh, tham nhũng đang ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường kinh doanh của Việt Nam, khiến cho doanh nghiệp nước ngoài e ngại vào đầu tư và Việt Nam không tận dụng được các hiệp định thương mại khu vực cũng như quốc tế.


Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc, mong muốn các doanh nghiệp tham gia các cam kết liêm chính, thành lập các liên minh liêm chính, mà trong đó các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò then chốt. Một khảo sát mới đây của Thanh tra Chính phủ cho biết, đa số doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ để được việc. “Hy vọng doanh nghiệp sẽ không còn là tội đồ trong phòng chống tham nhũng”, ông Lộc nói.


Thiên Bình






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ