Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Bảo vệ môi trường không của riêng ai

Bảo vệ môi trường không của riêng ai

Nhật ký trên những đôi giày


Bảo vệ môi trường không của riêng ai


SGTT.VN - Khẩu hiệu 3R (reduce, reuse, recycle) được định nghĩa là hệ thống các chiến lược quản lý chất thải để giảm thiểu chất thải. Nhưng với những người thực hiện, 3R đơn giản chỉ là: mua ít – dùng ít; trao đổi – bán rẻ đồ đã dùng; và phân loại khi thải rác.










Thùng rác phân loại trước cửa nhà người dân tại Bonn, Đức.



Thải bao nhiêu rác, trả bấy nhiêu tiền


Việc phân loại rác trước khi bỏ rác là một trong những điều cần làm quen đối với ai có dự định du lịch tại các nước phát triển. Không chỉ là khẩu hiệu, người dân châu Âu thực hiện 3R mà các nhà bảo vệ môi trường nhắc đến lâu nay giống như một thói quen được giáo dục từ rất sớm.


Vũ Hương, cô đồng nghiệp lấy chồng Thuỵ Sĩ, đến Neuchatel sống chưa đầy ba tháng đã thấm nhuần tư tưởng 3R và thực hiện khá nghiêm túc.


Trong căn hộ nhỏ xinh của gia đình bốn người có hai thùng rác riêng biệt đặt trong gian bếp. Một thùng đựng rác thải hữu cơ, phần lớn chứa rác thừa từ các bữa ăn như gốc rau củ, vỏ trái cây… những thứ có thể tự phân huỷ trong môi trường xử lý thông thường. Rác này được bỏ trong một loại túi tự phân huỷ với giá tiền 4 france Thuỵ Sĩ/10 bịch. Cứ hai ngày thì mang bỏ một lần tại các thùng rác công cộng trong khu dân cư.


Thùng thứ hai đựng rác thải vô cơ, khó phân huỷ có thể tái chế. Rác vô cơ trong sinh hoạt gia đình khi bỏ phải đựng trong một cái túi đặc biệt, cỡ trung bình, giá 2 france Thuỵ Sĩ. Khi túi đầy rác thì mang bỏ. Vũ Hương giải thích: “Không thể ăn gian kiểu bỏ rác vô cơ chung với rác hữu cơ để tiết kiệm tiền mua túi này được. Nếu cơ quan quản lý phát hiện, họ điều tra và tìm xem rác đó do gia đình nào bỏ. Khi tìm ra, họ không chỉ phạt tội thải rác không đúng quy định mà gia đình đó còn phải chịu toàn bộ chi phí điều tra”.


Đây là một trong những hình thức “PAYT” – bỏ bao nhiêu rác, đóng tiền bấy nhiêu mà nhiều nước áp dụng đối với những loại rác có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Tôi đã gặp không ít thùng rác tại nhiều thành phố châu Âu. Luôn có hai hoặc ba thùng kề nhau nằm ngay trước cửa hộ dân cư hay trên đường phố, đi kèm với những bức vẽ hoặc dòng chữ hướng dẫn bỏ loại rác vào đúng thùng đựng. Thiết tưởng, nếu thói quen này hình thành tại quê nhà thì nó là nội lực thật sự, góp phần bảo vệ môi trường sống.










Thùng rác phân loại tại Neuchatel, Thuỵ sĩ.



Giảm thiểu và tái sử dụng


Câu chuyện về “garage sales”, bán lại hay trao đổi những đồ vật cũ cho người cần dùng với giá rẻ là một hình thức khá phổ biến tại Mỹ trong việc giảm thiểu và tái sử dụng. Tuy nhiên, tại một số nước châu Âu, hoạt động này thường được thực hiện tại các cửa hàng bán đồ đã qua sử dụng mà không phải từ hoạt động cầm đồ.


Thời gian ở Hà Lan, tôi có dịp ghé nhà cô bạn Myra ở Hilversum vào một ngày thứ bảy. Trước khi đi siêu thị, Myra nhờ tôi giúp cô xách mấy giỏ đồ cũ soạn sẵn bỏ lên xe hơi. Ra khỏi chung cư vài phút, Myra rẽ vào sân một cửa hàng có chữ second-hand. Xách những thứ mang theo vào cửa sau cửa hàng đưa cho người phụ nữ, Myra nói vài câu rồi quay ra. Thấy tôi tò mò, Myra giải thích: “Ba mẹ tớ mua nhà mới nên sắm đồ mới, đồ cũ còn tốt nên tớ mang cho cửa hàng. Họ bán lại cho người có thu nhập thấp, giá rẻ hơn chục lần so với cái mới. Tiện đường đến siêu thị nên tớ mang cho họ”. Cô cho biết, người dân ở đây có hai hai lựa chọn khi bỏ đồ cũ, cho các cửa hàng second-hand hoặc để cẩn thận vào nơi quy định của chỗ thu rác thải tái chế, tái sử dụng. Người cần có thể đến lấy về dùng hoặc mua lại với giá rất rẻ, trả tượng trưng là chính.


“Bọn mình chỉ mua sắm những vật dụng thật sự thật cần thiết cho đời sống hàng ngày, ưu tiên cho những thứ thân thiện môi trường”, vừa chọn vài lọ mỹ phẩm trong siêu thị, cô gái 25 tuổi vừa hào hứng xem hàng, nói. Từ chối trả vài cent mua bịch nhựa đựng đồ về nhà ở quầy tính tiền siêu thị, Myra bỏ đồ vừa mua vào giỏ đeo vai đựng vật dụng cá nhân khi ra khỏi nhà, mỉm cười: “Tớ vẫn bỏ đồ vào giỏ này, vì không phải đồ tươi sống nên tớ không mang giỏ đi chợ”.


Trên đường về nhà Myra giải thích, nhóm bạn và các đồng nghiệp của mình, thay vì mua sắm đồ đạc quá nhiều từ quần áo, đồ trang sức cho đến vật dụng không thực sự cần thiết hoặc mua về để lâu không dùng phải bỏ đi vì quá hạn sử dụng; khoản tiền đó được họ để dành và dùng cho việc đi du lịch ít nhất mỗi năm một lần.


bài và ảnh Kim Dung






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ