Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Trái đất ấm lên làm tăng bạo lực?

Trái đất ấm lên làm tăng bạo lực?

Trái đất ấm lên làm tăng bạo lực?


SGTT.VN - Một nhóm các nhà khoa học mới công bố một hồ sơ chứng minh rằng trái đất ấm lên dường như làm tăng xung đột bạo lực. Dầu vậy, nhiều nhà khoa học khác phê phán nặng nề loại nhân – quả này, dẫn đến luận chiến, theo Der Spiegel.










Cảnh sát Lebanon đứng canh bên ngoài một khách sạn, nơi mà những người còn lại trong phi hành đoàn của hãng Turkish Airways đang ở, sau khi sáu tay súng phục kích chiếc xe của họ trên một con đường ở sân bay Beirut và bắt đi hai người hôm 9.8. Ảnh: http://bostonherald.com



Mặc dầu thiếu đồng thuận, nhưng nghiên cứu trên đã gây nhiều kinh ngạc khi được đăng trên một tạp chí uy tín là Science. Nhóm nhà khoa học nói trên, do Solomon Hsiang, đại học California, ở Berkeley, đứng đầu, đã phân tích 60 nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau và đi đến kết luận rằng trái đất ấm lên rõ ràng làm tăng sự nguy hiểm về xung đột bạo lực. Nếu nhiệt độ tăng lên trung bình từ 2 – 40C vào năm 2050 như dự báo, xung đột vũ trang có thể tăng lên ở một số vùng đến 50%.


Mọi vùng trên thế giới đều có thể bị ảnh hưởng, các nhà khoa học viết. Sự gia tăng thình lình bạo lực và tội ác ở Ấn Độ và Úc, sự gia tăng bạo lực cụ thể và các vụ giết người ở Mỹ và Tanzania, xung đột sắc tộc ở châu Âu và Nam Á, xung đột đất đai ở Brazil, bạo lực cảnh sát ở Hà Lan và ngay cả các sự kiện lịch sử như sự sụp đổ của đế quốc Maya: tất cả những mẫu vừa kể được sử dụng để củng cố lý thuyết của các nhà khoa học. Nghiên cứu này, theo họ, là một báo cáo đầu tiên với quy mô lớn như vậy đối với vấn đề đặt ra. Chưa bao giờ có nhiều dữ liệu được phân tích như thế.


“Thời tiết nóng hơn thực sự làm cho chúng ta muốn giết nhau” là tựa chính được tờ Atlantic chạy trên trang nhất. “Sự gia tăng bạo lực có liên quan đến thay đổi khí hậu”, BBC đưa tin. “Trái đất ấm lên làm gia tăng tội ác và xung đột khác”, tờ Huffting Post chạy tít. Nhiều tờ báo ở Đức cũng chạy nhiều tít khác nhau về chủ đề “Khí hậu của bạo lực”.


Bị đay nghiến


Nhưng có một vấn đề. Nhiều chuyên gia khác buộc phải phê phán nghiên cứu một cách bất thường, tố cáo Hsiang và các cộng sự sử dụng các phương pháp thống kê đáng ngờ, để đi đến kết luận không rõ ràng và kể cả một sự chọn lọc dữ liệu có thiên kiến. Hsiang và các cộng sự đã phản ứng bằng sự đáp trả đủ mọi khía cạnh phê phán.


Một trong những phê phán là từ Jürgen Scheffran, một giáo sư ở đại học Hamburg, đặc biệt nhấn mạnh vào những rủi ro an ninh do biến đổi khí hậu. Vào năm 2012, ông và một số cộng sự cũng hoàn thành một nghiên cứu cùng chủ đề. Nhóm ông phân tích 27 nghiên cứu và phát hiện rằng “16 nghiên cứu trong số đó cho thấy rằng trái đất ấm lên có vẻ như làm gia tăng bạo lực”, Scheffran nói. Nhưng 11 nghiên cứu lại chứng minh rằng nơi nào biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng bạo lực trong một vài trường hợp, nhưng lại giảm đi bạo lực ở một số trường hợp khác – hoặc không có hiệu ứng chút nào. “Hsiang và nhóm của ông ta không xét đến 8 trong số 11 nghiên cứu kia”, Scheffran nói, “Khi một dữ liệu làm giảm một dữ liệu khác như thế, nó sẽ tạo ra một kết quả nào đó khác đi”.


Trong một bài báo tiếp theo bài báo gây tranh cãi trên tạp chí Science, nhà kinh tế học ở Oslo Halvard Buhaug được trích dẫn nói rằng Hsiang và nhóm của ông ta bỏ qua một dữ liệu nào đó. “Đáng ngại hơn, ông viết, là việc họ dường như dùng dữ liệu với hiệu ứng mạnh nhất”. Buhaug là đồng tác giả của một nghiên cứu hồi tháng 4 ngược lại với những kết luận của nhóm Hsiang – và đã không được nhóm này xét đến trong dự án của mình.


“Sai lầm quan trọng thứ hai là họ đã lẫn lộn giữa khí hậu và thời tiết”, Richard Tol, giáo sư kinh tế học đại học Sussex ở Anh, nói. Ông ghi nhận rằng quả thực là những làn sóng nhiệt dường như làm cho người ta hung hãn hơn, một kết luận cũng đã được đưa ra trong các nghiên cứu trước đó. Trong khi đó, theo GS Tol, hầu hết các nghiên cứu của nhóm GS Hsiang tập trung vào các sự kiện thời tiết đặc biệt. “Những dự phóng về tác động của biến đổi khí hậu tương lai đã phóng đại hiệu ứng”, ông nói.


Nhà xã hội học Nico Stehr, về phần mình, cho rằng “sai lầm lớn nhất” trong nghiên cứu của Hsiang là “đánh giá thấp” những cách tân của con người “khi họ phải đương đầu với các biến cố thời tiết và khí hậu”.


Tác giả đay nghiến lại


Các tác giả đã khá sắc bén khi tự bảo vệ. Họ đưa ra trong một bài phát biểu, chắc chắn là các xã hội tương lai sẽ tốt hơn khi đương đầu với biến đổi môi trường. Nhưng “có vẻ như là láo xược chỉ để thừa nhận rằng “lúc này mọi thứ đã khác đi”.


Nhóm cũng phủ định việc lẫn lộn giữa thời tiết với khí hậu. Hơn nữa, những phân tích của họ cho thấy biến đổi ngắn hạn và dài hạn về nhiệt độ đều có những hệ quả tương tự đối với tần suất xung đột. Những tố cáo tuyển chọn dữ liệu méo mó, theo họ, là không đúng. Dữ liệu đã được chọn lựa tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí đối với các nghiên cứu phân tích…


Thảo Nguyên






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ