Mỹ chưa tấn công Syria, thị trường ổn lại
SGTT.VN - Chứng khoán ở Nhật và Hàn Quốc hôm 29.8 đã tăng lên vào đầu ngày cũng như các thị trường ở châu Á ổn định lại sau khi bị rơi sâu trong phiên trước.
Trẻ em được cho là bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công bằng khí độc thở oxy qua mặt nạ ở Saqba, vùng ngoại ô Damascus, hôm 21.8.2013. Ảnh: businessinsider.com |
Tình hình Syria tiếp tục trở thành dòng thời sự chủ lưu. Tổng thống Barack Obama trả lời trong một cuộc phỏng vấn hôm 28.8 trong chương trình NewsHour của PBS, rằng trong khi Mỹ đã có kết luận về việc Chính phủ Syria chịu trách nhiệm về một vụ tấn công công dân bằng vũ khí hoá học hôm 21.8, ông chưa quyết định có phát động tấn công Syria hay không. Bloomberg dẫn lời ông nói: “Hoa Kỳ sẽ không bị sập bẫy vào cuộc nội chiến ở Syria, giờ đây đã vào năm thứ ba”.
“Chúng ta có thể có những cách tiếp cận hạn chế, vừa đủ, không để bị cuốn vào một cuộc xung đột kéo dài, không để lặp lại, như các bạn biết, một vụ Iraq khác mà tôi biết rằng nhiều người đang lo lắng”, ông nói.
Sự rạn nứt giữa Nga và các nước phương Tây về vụ Syria càng mở rộng, khi Mỹ và Anh cho biết họ sẵn sàng tấn công nước này mà không cần Liên hiệp quốc đồng ý.
Tổng thống Obama và Thủ tướng David Cameron phải đương đầu với quyết định có hay không tấn công Syria không cần sự uỷ nhiệm của Liên hiệp quốc, trong khi Nga đang phản đối. Cũng như liệu có phải tham khảo Quốc hội và các phe đối lập trong nước để can dự vào một cuộc xung đột khác ở Trung Đông.
Hơn nữa, ông Obama đang đối diện với tỷ lệ tín nhiệm của công chúng suy giảm và viễn cảnh một cuộc tranh đấu phe đảng với Quốc hội trong những tuần tới, về việc cấp ngân sách cho các hoạt động chính phủ và tăng mức nợ liên bang.
Hôm 28.8, hãng dầu quốc doanh lớn của Trung Quốc Petro China đã mất khoảng 1 tỉ USD về giá trị thị trường, do có tin về việc điều tra các sếp của công ty và khả năng Mỹ tấn công Syria.
Khả năng Mỹ can thiệp vào Syria đè nặng lên các thị trường thế giới, đặc biệt là châu Á, sau khi có kết luận về việc sử dụng vũ khí hoá học tại nước Trung Đông nói trên. Sau hai ngày sụt giảm trong khu vực, chứng khoán bình ổn nhưng không có dấu hiệu tăng lên, theo WSJ.
Viễn cảnh về một cuộc đối đầu quân sự ở Trung Đông, một khu vực sản xuất 35% dầu thế giới, đã làm rung động các thị trường. Giá dầu đạt đến mức cao nhất trong hai năm qua. Giá dầu ở châu Á trước đó tăng do lo ngại về Trung Đông, hôm 29.8 giảm chậm lại còn 109,39 USD/thùng.
Đồng yen mềm hơn so với giá USD, ở mức 97,84 yen ăn 1 USD so với hôm 28.9 là 97,63 tại New York. Đồng yen yếu đi có lợi cho Nhật, chỉ số Nikkei tăng 0,8%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng 0,8%, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,3%.
Những mối quan tâm về Syria đang dịu đi cho phép các thị trường nhìn vào dữ liệu kinh tế, với chỉ số kinh doanh nhà trống của Mỹ sụt giảm tiếp tục trong tháng thứ hai. Trong những tháng gần đây các chỉ số kinh tế của Mỹ bị săm soi để xem liệu cục Dự trữ Liên bang có rút lại chương trình mua trái phiếu hay không.
Trong khi đó, đồng USD giữ ở mức cao trong gần suốt bốn tuần so với đồng khác trong rổ tiền tệ trước khi dự báo dữ liệu của Mỹ chứng tỏ nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh hơn dự báo trước đó, trong đó có cả trường hợp cục Dự trữ Liên bang trì hoãn lại việc kích thích tiền tệ.
Chỉ số Bloomberg-JPMorgan Asia Dollar xuống thấp suốt ba năm sẽ làm các luồng vốn chảy khỏi các thị trường đang nổi lên tăng tốc. “Đồng USD còn nhiều dư địa để tăng lên”, Masato Yanagiya, giám đốc kinh doanh ngoại hối ở New York của công ty Sumitomo Mitsui Banking, tập đoàn tài chính lớn thứ nhì về giá trị thị trường của Nhật. “Tôi vẫn kỳ vọng cục Dự trữ Liên bang bắt đầu giảm bớt mua trái phiếu vào tháng 9”.
Giá vàng suy giảm sau ba tháng giá cao tại New York do một đồng USD mạnh hơn, đã dụ dỗ nhu cầu đối với kim loại quý như là một thứ đầu tư thay thế.
“Đồng USD mạnh đang chống lại vàng”, hãng tin Bloomberg dẫn lời Phil Streible, một nhà môi giới hàng hoá cao cấp của R.J. O’Brien & Associates ở Chicago nói, “Thị trường đang ngưng lại sau một sự hồi phục mạnh”.
Giá vàng kỳ hạn giao tháng 12 giảm 0,1% còn ở mức 1.418,80 USD/ounce tại Comex New York, sau khi đạt giá cao nhất 1.434 USD, kể từ ngày 14.5.
Nhu cầu tăng vọt đối với vàng miếng và nữ trang ở châu Á đã giúp cho giá tăng 20%, từ một giai đoạn thấp suốt 34 tháng ở mức 1.179,40 USD, tính đến ngày 28.6. Vàng miếng vẫn theo hướng giảm lần đầu tiên trong 13 năm sau khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào kim loại này như là một giá trị dự trữ. Sự tháo chạy đã tạo ra sự sút giảm ít nhất là 26 tỉ USD trong ngành công nghiệp mỏ.
Nguyên Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét