Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Còn “ăn xổi ở thì”, còn vướng bẫy

Còn “ăn xổi ở thì”, còn vướng bẫy










Còn “ăn xổi ở thì”, còn vướng bẫy


SGTT.VN - Nhiều người lo ngại rằng, chúng ta có độc lập gần 70 năm, nhưng về mặt phát triển chúng ta vẫn lệ thuộc nhiều vào nước ngoài. Nhưng tình trạng này khá phổ biến cho nhiều nước, cái đáng buồn là khi nhìn thẳng vào hiện tình kinh tế và xã hội Việt Nam, tôi chưa thấy được hướng phát triển rõ rệt.










Ảnh: Trần Việt Đức



Rõ ràng, đã có rất nhiều phát biểu về mặt lý luận về định hướng lâu dài cho Việt Nam, nhưng cụ thể phải làm những gì, thực sự tôi chưa thấy rõ. Về kinh tế, chúng ta muốn trở thành một Philippines hay một Hàn Quốc? Bất cứ một sự phát triển bền vững nào đều dựa trên tầm nhìn dài hạn và tư duy chiến lược. Tuy nhiên, để phát triển, cần tránh lối tư duy muốn “có tiền” trong ngắn hạn, bằng đủ mọi cách. Kiểu tư duy này khá phổ biến ở nước ta, trong quần chúng, trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, đặc biệt là trong một số cơ quan nhà nước cũng như với một số người có trọng trách. Cha ông ta gói gọn lối tư duy này trong một câu thành ngữ rất cô đọng: “ăn xổi ở thì”.


Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, mục tiêu rất rõ ràng. Mọi người sẵn sàng hy sinh cho mục tiêu ấy; hoà bình trở lại, Việt Nam cần phát triển. Muốn phát triển cần có nhiều người lãnh đạo, cần có đội ngũ nghiên cứu và thực hiện các chính sách có bề dày kiến thức kinh tế học, khoa học… Việt Nam thiếu rất nhiều người lãnh đạo, và đội ngũ cán bộ như thế. Rồi nạn tham nhũng hoành hành. Sau hoà bình, mọi người đều có nhu cầu chính đáng: được sống đàng hoàng hơn. Nhưng cái “tư” đi trước cái “công” trong tư duy của rất nhiều người. Một phần nào đó, đây là hậu quả của chính sách lương bổng, thu nhập ở Việt Nam.


Văn hoá ảnh hưởng nhiều vào quá trình phát triển. Cần phát hiện trong nền văn hoá này, cái gì nên giữ hoặc phát triển thêm, cái gì nên để tự nó đào thải. Thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng lên phát triển kinh tế, khoa học ở một số nước. Do vậy, chúng ta cần hình thành tư duy “tự ái dân tộc”: thấy thua thiên hạ, thì vươn mình lên; thấy chưa bằng thiên hạ, thì phải thực sự học hỏi; thấy mình phát triển chậm thì biết tự xấu hổ với thiên hạ… để rồi từ đó tạo động lực đi lên.


Vậy, cách thức nào để Việt Nam thoát khỏi cái bẫy lưng chừng hiện nay, và mô hình phát triển nào Việt Nam có thể học được? Có lẽ cần cải tổ mạnh mẽ hệ thống kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo. Cần có một cái nhìn dài hạn cho con đường phát triển cho Việt Nam, vạch ra những cái gì cần được phát triển trong dài hạn, ngắn hạn, những gì phải quyết tâm dẹp bỏ.


GS Lê Văn Cường


(giám đốc nghiên cứu trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp)






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ