Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Nghĩa địa BĐS Đại lộ Thăng Long: Thảm cảnh vùng hoang hóa lớn nhất thủ đô

Nghĩa địa BĐS Đại lộ Thăng Long: Thảm cảnh vùng hoang hóa lớn nhất thủ đô

Nghĩa địa BĐS Đại lộ Thăng Long: Thảm cảnh vùng hoang hóa lớn nhất thủ đô


SGTT.VN - Suốt hơn năm năm qua, các doanh nghiệp xây dựng ào ạt kéo quân lên các huyện ven đại lộ Thăng Long để làm đô thị. Hệ quả của phong trào làm dự án đón đầu quy hoạch là các dự án nằm im lìm, hàng nghìn ha đất bị bỏ hoang cho cỏ dại.


Theo quy hoạch, đại lộ Thăng Long sẽ là con đường huyết mạch của phía Tây Hà Nội nối Thủ đô với Khu đô thị Hoà Lạc, nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây trong vùng thủ đô Hà Nội.


Các dự án đô thị lớn đã và đang được xây dựng dọc tuyến vành đai 4 thuộc Hoài Đức, Quốc Oai và Đan Phượng sẽ là một chuỗi đô thị hiện đại của Hà Nội trong tương lai gần.










Xa xôi hẻo lánh như các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng có gần 50 dự án, đồ án phát triển đô thị, trong đó có những dự án hàng ngàn ha.



Trong các huyện nằm ven đại lộ Thăng Long, các huyện Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, mỗi địa phương đều có hàng trăm dự án bất động sản, trong đó chủ yếu là dự án nhà ở, khu đô thị.


Đơn cử như Quốc Oai có gần 100 dự án, đồ án lớn nhỏ, tổng diện tích 8.523ha, chiếm nửa diện tích tự nhiên của huyện.


Trong số này, có thể kể đến những dự án có diện tích chiếm đất rất lớn, như dự án khu đô thị Sơn Đồng, huyện Hoài Đức 420ha, khu đô thị Bình Yên, huyện Thạch Thất 211ha, khu đô thị Tuần Châu, huyện Quốc Oai gần 200ha, khu đô thị Điện lực Dầu khí, huyện Thạch Thất 196ha, khu du lịch sinh thái Cổ Đông, Ba Vì 180ha.


Từ năm 2008, phần lớn dự án, đồ án khu vực phía Tây Hà Nội phải tạm dừng triển khai để chờ Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội.


Khi Quy hoạch chung được ban hành lại tiếp tục chờ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết vùng. Hàng trăm dự án, đồ án, đồng nghĩa với hàng trăm chủ đầu tư tiếp tục phải chờ đợi.


Cho tới nay, các dự án này chưa có hạng mục nào được triển khai, nhiều dự án thậm chí chưa giải phóng mặt bằng, dù được cấp phép đầu tư từ các năm 2008 - 2009.


Vướng vành đai xanh


Theo Quy hoạch xây dựng chung Hà Nội thì hàng loạt dự án nằm trong vành đai xanh phải từ bỏ "giấc mơ đô thị".


Đã một thời, Quốc Oai được mệnh danh là "thiên đường đô thị" với hàng loạt dự án tầm cỡ, nằm ở những vị trí đắc địa có diện tích từ 1.000 ha trở lên.


Tuy nhiên, sau khi có quy hoạch xây dựng chung Hà Nội, hàng loạt dự án ở đây không thể thực hiện.


Biến động mạnh nhất là dự án khu đô thị Ngọc Liệp - Đồng Trúc từ chỗ có diện tích 2.100ha nay chỉ còn khoảng 700ha, phần thuộc xã Đồng Trúc bị loại bỏ vì nằm trong vành đai xanh, phần còn lại ở xã Ngọc Liệp chỉ có thể phát triển theo hướng xây dựng đô thị sinh thái.










Theo số liệu từ UBND huyện Quốc Oai, có hơn 5.000ha trong tổng số 8.523ha dự án, đồ án phát triển đô thị không được triển khai tiếp hoặc phải chuyển đổi công năng. Hàng loạt dự án đô thị lớn ở huyện Thạch Thất, trong đó có những dự án ở các xã mới sáp nhập từ tỉnh Hòa Bình về cũng chung số phận.



Dự án khu đô thị thương mại Quốc Oai gần 1.000ha cũng không thể thực hiện vì vướng hành lang xanh, diện tích nằm gọn trong khu đô thị sinh thái Quốc Oai.


Căn cứ quy hoạch xây dựng chung Hà Nội, bốn dự án đô thị (gồm các khu đô thị Thạch Phúc, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ) dọc trục đường bắc - nam do tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư sẽ không thể thực hiện được, do nằm trong hành lang xanh và các khu đô thị sinh thái.


Cách đây không lâu, tập đoàn Nam Cường cũng đã chủ động trả lại dự án khu đô thị Thạch Thất cho TP. Hà Nội do dự án không còn phù hợp với quy hoạch mới của Thủ đô.


Dự án khu biệt thự nhà vườn sinh thái Yên Bình do công ty TNHH Xuân Cầu đầu tư tại xã Yên Bình, Thạch Thất, Hà Nội đã giải phóng mặt bằng nhưng phải tạm dừng chờ quy hoạch phân khu tại khu vực và tuyến Láng Hòa Lạc kéo dài làm cơ sở triển khai.


Dự án khu đô thị nam Láng Hòa Lạc - Gleximco tại xã Yên Trung, Yên Bình, huyện Thạch Thất do CTCP xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội làm chủ đầu tư đang trong quá trình lập quy hoạch. Đây là dự án đối ứng của đường Hòa Lạc - Hòa Bình (địa phận Hà Nội) do Gleximco đang triển khai.


Một dự án khác là dự án KĐT Tiến Xuân, có quy mô rất lớn lên đến trên 1.253,3ha, thuộc địa phận xã Tiến Xuân, Thạch Thất và Đông Xuân, Quốc Oai do công ty TNHH MTTV Sudico Tiến Xuân làm chủ đầu tư. Dự án này được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư năm 2007 nhưng đang tạm dừng triển khai.


Bài, ảnh: VEF






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ