Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

An Giang: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều thách thức

An Giang: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều thách thức

An Giang: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều thách thức


SGTT.VN - Việc chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất còn chậm, đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa có đột phá công nghệ để gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm rau màu… Đó là nhận định của các nhà khoa học tại hội thảo chuyên đề về nông nghiệp công nghệ cao tổ chức tại Cần Thơ ngày 20.12.2013.


Theo GS TS Nguyễn Văn Thu khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, trường đại học Cần Thơ, những thách thức lớn cho việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp chính là chi phí tài chính đầu tư cao, lựa chọn công nghệ ứng dụng nào hợp lý, trình độ công nghệ của người sản xuất, tính bền vững, thân thiện môi trường, lợi ích cho người sản xuất và phúc lợi xã hội. Ông Thu dẫn chứng về ngành chăn nuôi, thực tế đã xảy ra ở nhiều nước đang phát triển, đại bộ phận là nông dân nghèo, thiếu vốn và hạn chế về trình độ kỹ thuật, các trại chăn nuôi công nghiệp đầu tư cao, do không mang lại đủ lợi nhuận như mong đợi đã phải phá sản.


ThS Lê Minh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh An Giang cho rằng trong nghiên cứu và lựa chọn một số công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp thì chưa thể làm cùng một lúc trên tất cả các giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản mà nên xác định ưu tiên. “An Giang có thể thí điểm trước ở một vài sản phẩm chủ lực của tỉnh như lúa, cá, bò, heo, đậu nành,… theo hướng ứng dụng công nghệ sinh học”, ThS Tùng cho biết.


NGỌC BÍCH






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ