Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Chia sẻ kinh nghiệm giữ bản quyền giống cây trồng từ nhiều nước

Chia sẻ kinh nghiệm giữ bản quyền giống cây trồng từ nhiều nước

Ý kiến bạn đọc:


Chia sẻ kinh nghiệm giữ bản quyền giống cây trồng từ nhiều nước


SGTT.VN - Bài viết Đằng sau thương vụ bản quyền thanh long 2 tỉ đồng trên trang Kinh tế báo Sài Gòn Tiếp Thị ra ngày 2.10.2013 nêu sự kiện lần đầu tiên một giống cây trồng (trái thanh long ruột tím hồng) do các nhà khoa học Việt Nam lai tạo đã được thương mại hóa đã nhận được quan tâm chú ý của bạn đọc. Bạn đọc Võ Văn Sự (vovansu@.....vn) vui mừng: "Chúc mừng Viện Cây ăn quả miền Nam và tiến sĩ Châu. Tuyệt vời!".


Phan Mai Minh (muaphitruong@ ...com) - một bạn đọc khác nêu ý kiến: "So với các nước trên thế giới, chuyển nhượng bản quyền giống cây trồng ở Việt Nam vẫn còn tương đối mới mẻ và hạn chế, bất cập trong cả cơ chế và chính sách. Đơn cử, quy định chuyển nhượng thực hiện theo cả luật Sở hữu trí tuệ và luật Chuyển giao công nghệ nên có độ chênh khi tính toán giá trị hợp đồng. Chuyển nhượng bản quyền giống cho các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho giống mới có thể tồn tại lâu hơn, diện tích mở rộng nhanh hơn trong sản xuất. Đơn vị bán bản quyền có thêm nguồn vốn để tái đầu tư nghiên cứu khoa học. Để giống cây tốt nhanh ra sản xuất, chắc chắn cần bàn tay doanh nghiệp, trong đó việc chuyển nhượng bản quyền từ cơ quan nghiên cứu cho doanh nghiệp quản lý sản xuất và phân phối là hướng đi nhanh lại bền vững, cần khuyến khích."










Thanh long ruột tím hồng LĐ5 là dòng thứ năm của giống thanh long Long Định, được nghiên cứu từ năm 2005 – 2010 thì thành công. So với sản phẩm cùng loại, thanh long LĐ5 có ưu điểm màu sắc lạ, tai lá đẹp, thịt giòn chứ không mềm. Sản lượng: 30 – 40 tấn/ha sau 5 – 6 năm trồng.



Kinh nghiệm từ các nước về việc này cũng được bạn đọc chia sẻ. Bạn đọc Trần Văn Thêu (hoalanvietnam@...com) nêu ví dụ: "Hiện nay khung hành lang pháp lý cho việc thực hiện bản quyền đối với giống cây trồng cũng được đảm bảo, gần đây nhất là Thông tư 16 của Bộ Nông nghiệp liên quan đến vấn đề này cũng đã được ban hành. Song vấn đề liên quan đến bản quyền giống cây trồng cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Ở các nước phát triển, sau khi lai tạo giống mới, viện nghiên cứu sẽ bán bản quyền khai thác giống mới cho một công ty để họ tổ chức khai thác. Công ty sẽ toàn quyền khai thác theo hướng của họ, có thể họ chỉ quyết định trồng 20.000 ha để giữ giá bán cao, như trường hợp một giống xoài mới tên là Calipso của Úc. Chỉ độc nhất công ty đã mua bản quyền khai thác được quyền tổ chức sản xuất, bán cây giống và xuất khẩu trái sau này mà không một cá nhân, tổ chức nào khác có thể vi phạm. Sở dĩ họ làm được điều này vì Luật Bản quyền được bảo vệ rất nghiêm ngặt."


Bên cạnh đó, bạn đọc Hoàng Tú An (hoangtuan.....@yahoo.com) cũng chia sẻ thêm: "Việc một công ty mua quyền khai thác giống cây trồng ở các nước phát triển vừa có lợi cho đơn vị đã làm ra giống mới để họ có động lực tiếp tục nghiên cứu lại vừa giúp đất nước không bị mất giống vì không có nước nào có thể đem về sử dụng mà không được phép vì họ vi phạm luật của Hiệp hội Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới. Chẳng hạn Viện nghiên cứu PFR của New Zealand từ khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả năm 1996 cho đến năm 2012 đã đạt mức 14 triệu USD, việc này giúp cho Viện PFR vững mạnh lên về mặt kinh tế nhờ thu được bản quyền giống mà họ tạo ra. Ví dụ như giống Kiwi vàng của New Zealand tạo ra đâu có nước nào khác được trồng và xuất khẩu. Ở Việt Nam, tuy chưa hoàn hảo nhưng việc bảo hộ bản quyền ngày càng tốt hơn vì nước ta cũng đã gia nhập Hiệp hội Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới, là tổ chức về Bản quyền giống cây trồng quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đã cam kết thực hiện đầy đủ các luật quốc tế về bản quyền giống và các quy định của tổ chức này cũng có giá trị áp dụng ở Việt Nam".


SGTT






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ