Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Chiến tranh tôn giáo - thế tục trong thế giới Arab

Chiến tranh tôn giáo - thế tục trong thế giới Arab

Chiến tranh tôn giáo - thế tục trong thế giới Arab


SGTT.VN - Trên khắp thế giới Arab, một cuộc chiến giữa hai lực lương chính trong lịch sử - tôn giáo và thế tục - giờ đây đang lộ ra. Đó là kiểu cuộc chiến giữa Caesar và Thượng đế mà châu Âu đã mất nhiều thế kỷ để giải quyết.


Tương lai của Trung Đông Arab sẽ được quyết định trong cuộc chiến giữa phe nổi dậy Sunni ở Syria, với sự ủng hộ rộng khắp của phong trào cực đoan Wahhabism ở Saudi, và chế độ thế tục của đảng Baath, giữa phong trào Hamas chính thống và PLO thế tục ở Palestine; và giữa phe đối lập thế tục và trẻ trung ở Ai Cập, dần được củng cố qua những cuộc biểu tình ở quảng trường Tahrir, và tổ chức Anh em Hồi giáo và phong trào Salafi cực đoan.










Đối với Syria, cuộc nổi dậy chống lại một trong những chế độ độc tài thế tục nhất trong thế giới Arab đã biến thành một cuộc chiến sống còn giữa Sunni và Shia và đang lan rộng sang những nước khác trong khu vực.



Cho đến nay, những cuộc nổi dậy Arab đã chứng minh điều này: lật đổ những chế độ độc tài thế tục chắc chắn có nghĩa là mở ra cánh cửa cho những nền dân chủ Hồi giáo, với cấu trúc của phần lớn xã hội Arab hiện nay. Những ví dụ có thể nêu ra như là, diễn biến ở Algeria đầu thập niên 1990, với chiến thắng vòng đầu của Mặt trận Cứu rỗi Hồi giáo trong bầu cử quốc hội (dẫn đến hủy bầu cử vòng sau), chiến thắng của Hamas trong cuộc bầu cử ở Palestine năm 2006; và gần đây nhất, sự trỗi dậy nắm quyền của nhóm Anh em Hồi giáo ở Ai Cập.


Ở Algeria và Ai Cập, các lực lượng thế tục không thể tạo ra quyền lực chính trị của Hồi giáo, thứ quyền lực chỉ có thể bị dập tắt bởi một cuộc đảo chính của quân đội. Nhưng đảo chính quân sự Algeria cuối cùng dẫn đến một cuộc nội chiến đẫm máu ước tính làm hơn 200.000 người chết.


Hậu quả của cuộc đảo chính ở Ai Cập chưa bộc lộ. Việc chiếm giữ quyền lực của phe đối lập thế tục phía sau những chiếc xe tăng có lẽ dồn đắp thêm sự phẫn nộ của người Hồi giáo trong những năm tới. Nhóm Anh em Hồi giáo mất chỗ trong tiến trình dân chủ sẽ là một tin xấu cho Ai Cập và một động lực cho Al Qaeda và những kẻ cực đoan khác vốn tin rằng quyền lực chỉ có thể đạt được bằng máu và khủng bố.


Ý niệm tách biệt giáo hội và nhà nước vốn xa lạ với Hồi giáo – cựu lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini của Iran từng có một tuyên bố nổi tiếng: “Hồi giáo là chính trị hoặc không là gì cả” – và người Hồi giáo vẫn còn phải chứng tỏ rằng họ có trách nhiệm cai trị dân chủ. Thật vậy, Mohamed Morsi, tổng thống bị lật đổ của Ai Cập, chỉ có thể trách bản thân khi để mất quyền lực. Thể hiện độc tài và sắc tộc của ông đã gây chia rẽ đất nước đến mức mà ngay cả tổng tư lệnh quân đội Abdul Fattah al-Sisi, nổi tiếng là thông cảm Hồi giáo, cũng quay lưng lại với người đã bổ nhiệm mình.


Tương tự, nội chiến Shia-Sunni ở Iraq lại bùng nổ phần lớn phản ánh chế độ phân biệt sắc tộc của Thủ tướng Nouri al-Maliki. Và sự trỗi dây quyền lực của Hamas ở Dải Gaza cũng không mở ra chế độ cai trị dân chủ, hợp nhất. Sau khi không thể đảo ngược chiến thắng của Hamas trong cuộc bầu cử bằng phương thức quân sự, PLO đã thỏa thuận với các đối thủ Hồi giáo về một kế hoạch hòa giải dân tộc, nhưng hiệp ước này vẫn chưa được chấp nhận.


Đối với Syria, cuộc nổi dậy chống lại một trong những chế độ độc tài thế tục nhất trong thế giới Arab đã biến thành một cuộc chiến sống còn giữa Sunni và Shia và đang lan rộng sang những nước khác trong khu vực. Một cuộc thánh chiến của Sunni giờ đây đã được khởi động chống lại chế độ của đảng Baath và các đồng minh người Shia là Iran và Hezbollah. Nước Lebanon láng giềng, với sự chia rẽ Sunni-Shia dữ dội, đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp.


Cuộc chiến giữa tôn giáo và nhà nước ở vùng Maghreb (gồm ba nước Marocco, Algeria và Tunisia) ít bạo lực hơn, nhưng cũng có nguy cơ bùng nổ. Tunisia, nơi bắt đầu Mùa Xuân Arab, giờ đây kẹt giữa phe thế tục và phe tôn giáo chính thống. Đảng Ennahda Hồi giáo lãnh đạo chính phủ, nhưng đang đối mặt thách thức nghiêm trọng từ nhóm Salafist cực đoan của Hizb Ut-Tahrir.


Ở Morocco, Quốc vương Mohammed VI không giấu giếm là mình ủng hộ cuộc đảo chính ở Ai Cập, nhưng Đảng Công bằng và Phát triển Hồi giáo (JDP) lãnh đạo chính phủ thì chính thức phản đối. Thật vậy, Istiqlal, một đảng trung hữu thế tục, rời khỏi chính phủ ngay sau đảo chính Ai Cập, lên án JDP thời thủ tướng Abdelilah Benkirane đã cố gắng “Ai Cập hóa” Morocco bằng cách độc chiếm quyền lực, như Morsi ở Ai Cập.


Ngay cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, một nước Hồi giáo không thuộc Arab, với khao khát hòa giải Hồi giáo với dân chủ, người ta tiết lộ một thỏa thuận giữa chính phủ Hồi giáo của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan và tầng lớp trung lưu đô thị nhằm hạn chế xâm phạm lối sống thế tục. Erdogan giờ đây hứa “xây dựng lại” Thổ Nhĩ Kỳ theo quan niệm độc đoán và tôn giáo của mình.


Lộ trình đi đến tự do của thế giới Arab chắc chắn là một con đường dài và quanh co – có lẽ cũng là cuộc kiểm tra địa chính trị chính của thế kỷ 21. Nhưng cuộc chiến giữa thế tục và tôn giáo trong thế giới Arab không phải kéo dài hàng thế kỷ, như đã diễn ra ở châu Âu, nếu chỉ vì các thế hệ hiện đại có thể hưởng lợi từ những tiến bộ xã hội và khoa học trong tiến trình lâu dài này, như đã cho phép phương Tây mở đường đến dân chủ hiện đại. Nhưng làm cho di sản phương Tây này thích nghi thế giới Arab đương đại, trong khi phục hồi chính di sản thời Trung cổ của thế giới Arab là sự khoan dung và khoa học ưu việt, sẽ là điều khó khăn.


Người ta hy vọng rằng phe Hồi giáo thua cuộc ở Ai Cập sẽ chuyển từ chính trị hận thù sang một quá trình tự vấn lương tâm, để nhận ra rằng dân chủ không phải là một trò chơi trong đó người thắng được tất cả. Chế độ tập trung dân chủ của Morsi nếu còn duy trì, sẽ là một sự khiêu khích thường trực để các thế hệ mới và đồng minh của họ trong bộ máy nhà nước cũ trỗi dậy, ngay cả với cái giá là nội chiến.


Võ Phương (PROJECT SYNDICATE)






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ