Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Xin kéo dài đến hết năm 2015!

Xin kéo dài đến hết năm 2015!

Đổi bằng lái ôtô tại TP.HCM


Xin kéo dài đến hết năm 2015!


TGTT.VN - Theo thống kê của phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX – thuộc sở Giao thông vận tải TP.HCM) trong năm 2013, đơn vị này đã đổi tổng cộng 174.309 GPLX ôtô từ thẻ giấy sang thẻ nhựa trong tổng số cả triệu bằng lái cần đổi. Trong khi đó, theo quy định của tổng cục Đường bộ, đến ngày 31.12.2014, ai không đổi được thì phải “làm lại từ đầu”.










Theo ông Võ Trọng Nhân, từ sau tết đến nay, các điểm đổi bằng lái ở TP.HCM luôn quá tải. Ảnh: Hải Phong



“Từ đây đến đó chỉ còn đúng mười tháng nên chúng tôi không thể hoàn thành việc đổi tất cả bằng lái mới cho người dân. Nếu làm nhanh hết cỡ cũng phải đến cuối năm 2015 xong”, ông Võ Trọng Nhân, trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp GPLX, trao đổi với phóng viên Thế Giới Tiếp Thị.


Đã dự đoán trước như vậy sao không đưa ra giải pháp đề có thể mỗi ngày tiếp nhận được nhiều bằng lái?


Từ sau tết đến nay, các điểm đổi bằng lái ở TP.HCM luôn quá tải và chúng tôi đã quyết định tăng ca, rồi làm việc thêm ngày thứ bảy ở bốn điểm đổi GPLX. Dù làm căng sức như vậy nhưng mỗi ngày cũng chỉ đổi được tối đa 1.000 GPLX, vì máy in chỉ có một cái và chỉ in được 1.000 GPLX trong ngày.


Vậy sao đơn vị ông không đề xuất tăng thêm nhân sự và máy in?


Do đây là máy in chuyên dụng phải đặt hàng mới có, chứ không được bán đại trà nên giá rất đắt. Kế đến muốn nâng số hồ sơ tiếp nhận trong ngày lên thì phải tuyển thêm người, thêm cơ sở làm việc… Làm như vậy tốn kém rất nhiều. Trong khi, việc đổi GPLX từ giấy sang nhựa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu tăng thêm, khi kết thúc công việc chẳng lẽ đem máy in đi bỏ, đem người đi “cho”?


Vậy đến thời điểm này, đơn vị ông đã có những kiến nghị gì?


Chúng tôi đã đề xuất với sở Giao thông vận tải TP.HCM kiến nghị tổng cục Đường bộ cho thêm thời gian để thực hiện. Còn thời gian lùi là bao lâu thì phải đợi đến khoảng tháng 6, chúng tôi họp sơ kết rồi mới chính thức quyết.


Nghĩa là bây giờ Sở vẫn chưa kiến nghị. Vậy giả sử tổng cục Đường bộ không cho lùi thời gian, thì rõ ràng thiệt thòi lại rơi vào người dân?


Chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của tổng cục Đường bộ và được “gợi ý” rằng “sẽ không bắt buộc đối với TP.HCM”. Vấn đề là thành phố tính toán thế nào để “quyết” ngày kết thúc và kiến nghị lên. Và như đã nói ở trên, chúng tôi dự tính đến cuối năm 2015 là kết thúc.


Như vậy, bây giờ người dân không cần phải vội?


Tôi khuyến cáo người nào chưa đổi thì phải lên kế hoạch đổi ngay. Bởi mốc thời gian nêu trên được tính dựa trên mỗi ngày đổi 1.000 GPLX. Do đó, khi ít người đổi – tức một ngày không đạt 1.000 – thì rõ ràng đến cuối năm 2015 sẽ còn nhiều bằng lái chưa đổi. Lúc đó, thiệt thòi là do anh chậm chân chứ không phải do chúng tôi!


Đào Lê (thực hiện)









Người nước ngoài đổi bằng lái tại 252 Lý Chính Thắng


Ba điểm đổi bằng lái cho ngưới ở tỉnh (nhưng GPLX do TP.HCM cấp) và cả TP.HCM, gồm: 111 Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú), 8 Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12) và 4 – 6 Nguyễn Tri Phương (quận Thủ Đức). Riêng điểm 252 Lý Chính Thắng (quận 3) chỉ đổi GPLX cho người có hộ khẩu tại TP.HCM và người nước ngoài.







Bệnh viện Từ Dũ có thêm 30,000m2 phòng vẫn lo quá tải!

Bệnh viện Từ Dũ có thêm 30,000m2 phòng vẫn lo quá tải!

Bệnh viện Từ Dũ có thêm 30,000m2 phòng vẫn lo quá tải!


TGTT.VN - Ngày 1.3, bệnh viện phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) đưa vào hoạt động công trình cải tạo, nâng cấp mở rộng khu khám bệnh (khu M, 227 Cống Quỳnh, Q.1) và công trình xây mới khu kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản (khu N, 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1), với tổng diện tích sử dụng mới gần 30.000m2.










Khu nhà mới ở bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: SGGP Online



ThS.BS Lê Quang Thanh, giám đốc bệnh viện cho biết, giá phòng rất đa dạng, phòng cao cấp 1 – 2 triệu đồng/giường/ngày; phí khám sản khoa 150.000 đồng cho bệnh nhân đến trực tiếp và 300.000 đồng cho những người hẹn trước. Đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế, họ sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định, chỉ thanh toán những phần dịch vụ vượt quá quyền lợi. Từ khi đưa vào hoạt động phần diện tích mới với thêm 500 giường, bệnh viện Từ Dũ tạm thời chấm dứt tình trạng bệnh nhân, sản phụ nằm ngoài hành lang, nằm chung giường.


Công trình mới này được xem là “khách sạn năm sao”, nhưng người không đủ điều kiện tài chính vẫn có thể tiếp cận. BS Thanh nói: Bệnh viện sẽ cân đối giường trong phòng. Nếu phòng dịch vụ có 5 – 6 giường thì mỗi giường chỉ có giá 300.000 đồng. “Nếu lượng người khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú tăng thêm nữa, có lẽ tình trạng quá tải sẽ lại tiếp diễn”, BS Thanh nói.


Trúc Giang






Nokia Normandy có làm nên chuyện?

Nokia Normandy có làm nên chuyện?

Nokia Normandy có làm nên chuyện?


TGTT.VN - Việc chọn tên cho dòng sản phẩm mới là Normandy (tại Mobile World Congress – MWC 2014, Nokia đổi lại là Nokia X, bao gồm các phiên bản X, X+ và XL), phải chăng muốn truyền đi thông điệp “bất ngờ” như khi quân đồng minh mở mặt trận Normandy (Pháp) hồi Thế chiến thứ hai?


Yếu tố bất ngờ ở đây mà nhiều chuyên gia lão làng trong nghề không bao giờ nghĩ tới, đó là Nokia Normandy là dòng điện thoại thông minh đầu tiên của hãng này sử dụng hệ điều hành Android, dù là phiên bản Android 4.1.2 “độ” (nguyên bản là modified)! Bất ngờ cũng đúng vì từ trước đến nay, Nokia là nhà sản xuất “cực kỳ bảo thủ” chuyện sử dụng hệ điều hành, trước đây là Symbian (Nokia sở hữu), sau này khi “kết duyên” với Microsoft là Windows Phone.











Vì là phiên bản Android “độ” nên nhìn qua giao diện của dòng điện thoại này, vẫn còn nhận ra những nét quen thuộc của giao diện Windows Phone. Theo một chuyên gia, việc “độ” Android, Nokia muốn tham gia vào thị phần hệ điều hành Android chiếm 78% thị phần smartphone, trong khi đó hệ điều hành Windows Phone chỉ 7% trong năm 2013.


Cách đây hơn hai tháng, khi những thông tin đầu tiên rò rỉ chuyện Nokia sẽ có sản phẩm chạy Android với giá tầm 3 triệu đồng, nhiều nhà sản xuất trong và ngoài nước đã lo ngại, thậm chí có một tổng giám đốc một hãng sản xuất điện thoại trong nước đã “mất ăn mất ngủ”! Lo ngại cũng đúng vì với mức giá đó, cộng vào sự quen thuộc của thương hiệu Nokia với người tiêu dùng Việt, nhiều nhà kinh doanh cho rằng Nokia sẽ lấy lại thị phần và doanh số vốn đã sa sút từ nhiều năm qua.


Nhưng tại MWC 2014, khi Stephen Elop, phó chủ tịch phụ trách mảng thiết bị di động của Nokia chính thức công bố nhóm sản phẩm này, nhiều nhà sản xuất đã cảm thấy “nhẹ người”. Theo một vị khách tham dự MWC 2014, sau khi nghe thông tin về cấu hình và giá, đại diện của Samsung sau một hồi bấm bấm đã cho biết, hiện nay Samsung đã có ít nhất một sản phẩm đủ sức “đánh” Nokia Normandy về giá lẫn cấu hình. Một tổng giám đốc hệ thống bán lẻ lớn tại thị trường Việt Nam được mời tham dự MWC 2014 chia sẻ với Thế Giới Tiếp Thị rằng, việc “độ” hệ điều hành Android theo hình thức của giao diện Windows Phone sẽ “không dễ bán hàng đâu vì người dùng – nhất là những ai quen dùng Android sẽ cảm thấy lọng cọng khi sử dụng giao diện này, chưa kể cấu hình yếu sẽ làm nhiều khách hàng suy nghĩ lại”.


Những yếu tố bất ngờ của Nokia Normandy đã bị lộ. Còn thời gian xuất hiện cũng như giá bán, theo đại diện truyền thông Nokia Việt Nam, hãng chưa cung cấp. Liệu đó có là yếu tố bất ngờ cuối cùng? Có thể lắm. Thị trường smartphone Việt Nam đang là miếng bánh ngọt. Các hãng sản xuất càng “đánh nhau”, người tiêu dùng càng được lợi. Hãy chờ xem...


Trọng Hiền






Giảm rủi ro để gia tăng thu hút FDI từ Nhật

Giảm rủi ro để gia tăng thu hút FDI từ Nhật

Giảm rủi ro để gia tăng thu hút FDI từ Nhật


TGTT.VN - Người Nhật đang gia tăng vị thế đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên môi trường đầu tư, theo họ là rủi ro và công nghiệp phụ trợ giẫm chân tại chỗ.










Công nhân trong dây chuyền sản xuất của một công ty Nhật Bản tại TP.HCM. Ảnh: Lê Quang Nhật



Khi dẫn phái đoàn 36 doanh nghiệp Nhật từ tỉnh Ehime đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư vào đầu năm nay, ông Nakamura Tokihiro, tỉnh trưởng tỉnh Ehime, khẳng định: “Chúng tôi cam kết hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và sản xuất, đó là cách phát huy được lợi thế của hai bên”.


Hạ tầng rượt đuổi


Bên cạnh các chính sách hợp tác ở tầm quốc gia, những năm gần đây việc xúc tiến đầu tư thương mại giữa các địa phương của Nhật và Việt Nam liên tục gia tăng, tạo thêm những cơ hội thu hút các nhà đầu tư mới và nhu cầu gia tăng đầu tư trong cộng đồng doanh nghiệp Nhật, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhu cầu này cũng đã thúc đẩy các chuyển dịch về hạ tầng và dịch vụ trong nước, nhằm đáp ứng cho các nhà đầu tư Nhật.


Một khu công nghiệp (KCN) chuyên sâu Việt Nam – Nhật Bản sẽ được mở tại KCN Phú Mỹ 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu) có diện tích lên đến gần 1.000ha, đã được Chính phủ thông qua gần đây được xem là một trong những dự án cụ thể hoá chính sách hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Quy hoạch này nhắm đến dòng vốn FDI từ Nhật đang gia tăng tại Việt Nam, nhưng thiếu các dịch vụ tiện ích hỗ trợ cho các nhà đầu tư. Bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, tổng giám đốc công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ, chủ đầu tư KCN Phú Mỹ 3, cho biết giai đoạn đầu sẽ triển khai xây dựng hạ tầng trên 200ha và trước mắt hoàn thiện 70ha để kịp giao mặt bằng cho nhà đầu tư vào quý 3 tới.


Chính quyền TP.HCM mới đây cũng đã công bố dành riêng 100ha cho nhà đầu tư Nhật tại KCN Hiệp Phước. Dự án vừa được hiện thực hoá bằng khu kỹ nghệ Việt – Nhật (Vie-Pan Techno Park) 13ha được đầu tư 31 triệu USD đã khởi động hồi giữa tháng 2. Ông Jinjiro Kimura, tổng giám đốc cho biết việc đầu tư này là nhắm đến các nhà đầu tư Nhật vào Việt Nam tìm đối tác cung ứng hỗ trợ tại thị trường nội địa, mà đến nay vẫn còn khó khăn. Khác với các dự án trước đây, các khu đầu tư tập trung này nhắm đến các doanh nghiệp Nhật với nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ trọn gói từ nhà xưởng đến thủ tục pháp lý, nguồn nhân lực, thủ tục thuế và thông quan, logistics, kho bãi…


Những năm gần đây Nhật đã nổi lên là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Năm 2013, Nhật đầu tư vào Việt Nam 5,75 tỉ USD, chiếm tỷ trọng gần 30% tổng vốn FDI sau khi đã dẫn đầu trong năm 2012 với 5,13 tỉ USD, xấp xỉ 40% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Luỹ kế tính đến 2013, tổng vốn đầu tư của Nhật tại Việt Nam xấp xỉ 35 tỉ USD. Con số đầu tư từ Nhật những năm gần đây đã nâng đỡ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đang trong giai đoạn suy giảm. Dấu ấn của các công ty Nhật còn ở vốn đầu tư mở rộng sản xuất liên tục với gần 4,5 tỉ USD trong năm 2013.


Kết quả khảo sát được tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật (JETRO) công bố tuần trước, 70% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cho biết họ có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam, cao hơn so với 66% tại Indonesia và Thái Lan, 51,6% tại Malaysia… Hơn 90% khẳng định việc mở rộng kinh doanh là để tăng doanh thu và Việt Nam là nơi có tiềm năng tăng trưởng cao. Theo ông Atsusuke Kawada, trưởng văn phòng đại diện JETRO tại Hà Nội, nhận định lợi thế của Việt Nam bên cạnh giá nhân công thấp còn ở vị trí có thể thành thị trường xuất khẩu tiềm năng sang các nước ASEAN.


Lo ngại rủi ro


Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Nhật cũng cho rằng môi trường đầu tư của Việt Nam đang bộc lộ nhiều rủi ro. Đánh giá triển vọng lợi nhuận kinh doanh, 60% doanh nghiệp Nhật cho biết “có lãi”, trong khi tại Thái Lan là 72,4%, Philippines là 70% và Indonesia là 62,4%. Kết quả khảo sát của JETRO công bố tuần rồi cho thấy, những yếu tố thiếu tích cực đang chi phối đến việc đầu tư của người Nhật, là Việt Nam từ một thị trường có lợi thế về chi phí lao động thì chi phí nhân công đang tăng dần.


Gần 67% cho biết họ lo lắng khi chi phí nhân công tăng vọt, trong khi 66% cho rằng thủ tục hành chính phức tạp; 55,6% quan ngại chính sách không minh bạch; 65% nói các chế độ thuế và thủ tục thuế quan phức tạp; 67,5% băn khoăn về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và việc vận hành thiếu minh bạch. Riêng hạng mục “thủ tục hải quan phức tạp” đã diễn biến xấu đi so với năm 2012, tăng 10,6 điểm. “Các tỷ lệ này đều tăng hơn so với các khảo sát trước. Điều này cho thấy Việt Nam đã rất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhưng chưa đủ mạnh, cần những cải cách mạnh hơn nữa”, ông Kawada nói.


Câu chuyện công nghiệp phụ trợ tiếp tục là rào cản đối với các nhà đầu tư Nhật. JETRO cho biết trong khi tỷ lệ mua nguyên liệu từ các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tăng lên, thì tỷ lệ mua từ các doanh nghiệp Việt Nam lại giảm xuống. Điều này khiến cho chi phí của các doanh nghiệp gia tăng, cản trở sức cạnh tranh khi vận hành nội địa bởi nền công nghiệp phụ trợ cần có quy mô thị trường lớn, trong khi thị trường Việt Nam nhỏ nên càng khó thu hút các nhà cung ứng vào cuộc, càng cần vai trò của các công ty trong nước.


Tỷ lệ nội địa hoá của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam hiện ở mức 32,2%, tăng 4,3 điểm phần trăm so với năm trước nhưng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 64% tại Trung Quốc, 53% tại Thái Lan, 42% tại Malaysia và 41% tại Indonesia. Con số này chưa tính tới tỷ lệ cung ứng công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật tại phía Bắc mới chỉ đạt 9,1%. Các doanh nghiệp Nhật còn đề nghị kết hợp với Thái Lan để có thể hỗ trợ chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ tại Việt Nam. “Phát triển công nghiệp phụ trợ là một yêu cầu cấp bách”, JETRO khẳng định.


Sơn Hà






Áo dài tiếp thị văn hoá

Áo dài tiếp thị văn hoá

LTS. Sau lễ ra mắt đầy ấn tượng bảo tàng áo dài đầu tiên tại Việt Nam, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đang chuẩn bị cho lễ hội Áo dài và hoa lần thứ nhất, nhằm ủng hộ cho việc chọn áo dài làm quốc phục, và phát động toàn dân mặc áo dài. Bài viết này anh gửi cho Thế Giới Tiếp Thị để tỏ bày về một công việc tâm huyết mà anh theo đuổi trong suốt những năm qua.


Áo dài tiếp thị văn hoá


TGTT.VN - Có được chiếc áo dài lành lặn, đẹp đẽ như ngày hôm nay là công lao của cả dân tộc. Áo dài thể hiện tính cách của người phụ nữ Việt Nam: đẹp một cách kín đáo, tế nhị, cái đẹp của ngoại hình cho thấy cái dịu dàng ý tứ bên trong. Có lẽ vì thế áo dài là một trong số ít trang phục truyền thống còn đáp ứng được yêu cầu của một thời đại mới, lại vừa duy trì được bản sắc dân tộc.











Đi suốt từ quá khứ đến hiện tại, áo dài không chỉ là một niềm tự hào của dân tộc mà còn là sự ngưỡng mộ của thế giới khi được một lần ngắm nhìn. Áo dài có sức thu hút bởi chính sự linh hoạt, biến đổi dần trong quá trình phát triển và định hình ở mức độ cô đọng nhất. Áo dài còn mang ý nghĩa biểu hiện một khía cạnh phát triển đất nước: những giá trị nhân văn truyền thống, phải được song hành với phát triển kinh tế hiện đại. Dùng văn hoá để gìn giữ bản sắc truyền thống của tổ tiên, sử dụng văn hoá thành một nguồn năng lượng vĩ đại trong cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước.


Muốn bảo tồn được bền bỉ một điều gì, thì phải làm cho điều đó được nhiều người biết đến, nhiều người chấp nhận và trên hết là được nhiều người sử dụng. Và người ta chỉ thích sử dụng khi cảm thấy gần gũi thân quen. Vì vậy cần quốc tế hoá chiếc áo dài, thiết kế nhiều kiểu dáng khác nhau cho nhiều xu hướng văn hoá khác nhau, nhưng vẫn giữ được tính cách giá trị nhất của nó là nữ tính, dịu dàng. Phải tôn vinh áo dài lên tầm của một biểu tượng văn hoá, chứ không chỉ đơn thuần là một loại trang phục đẹp để mặc.


Người Việt Nam đã có kinh nghiệm khó khăn trong chiến tranh và thảm hoạ thiên nhiên, nhưng vẫn vượt qua tất cả để tồn tại. Còn trong nền kinh tế của thế giới thứ ba, chúng ta vẫn là một nước nghèo với biết bao khó khăn để nói chuyện với những người giàu khi họ nhìn xuống. Đó là lý do tại sao âm nhạc, ẩm thực, sân khấu, nón lá, áo dài từng đóng vai trò đại sứ văn hoá đi trước các nhà ngoại giao Việt Nam trong các cuộc hội đàm quốc tế.


Càng hội nhập, chúng ta càng thấy người ta cần cái mình đang có. Khi cái hiện đại mình chưa bằng, khi thế giới tôn trọng mình là nhờ bề dày văn hoá chứ lát cắt văn minh vẫn còn “mỏng” lắm, áo dài cần được nhìn nhận như một trang phục để “tiếp thị văn hoá”!


Sĩ Hoàng - ảnh: Hải Đông









Lễ hội Áo dài và hoa lần thứ nhất sẽ tổ chức ngày 8 – 9.3 tại công viên văn hoá Đầm Sen (TP.HCM), còn có sự góp mặt của nhiều nhà thiết kế như Công Trí, Võ Việt Chung, Thuận Việt, Việt Hùng…







Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Đón nắng và tránh nắng

Đón nắng và tránh nắng

Đón nắng và tránh nắng


SGTT.VN - Có thể nói rằng ánh nắng là thứ cần thiết và vô giá với tất cả. Mặt trời và ánh nắng tồn tại như một điều hiển nhiên cần phải thế. Chẳng thế mà có một nhạc sĩ chợt thốt lên lo lắng tưởng tượng “Một ngày nào đó, nếu ánh dương không còn, loài người chìm trong đêm giá băng…” (Bài hát Nếu điều đó xảy ra – nhạc sĩ Ngọc Châu).










Tấm mành tre vẫn không bao giờ cũ và chứa nhiều ký ức.



Nắng, hay mặt trời là sự vật, hiện tượng, và cũng là một phạm trù triết học phương Đông; thuộc về dương. Để tồn tại thì âm dương phải cân bằng, như thể có mặt trời phải có mặt trăng, có ngày và có đêm, có ánh sáng và có bóng tối. Nhưng chắc rằng ai cũng thích sự sáng sủa của ban ngày, sự rực rỡ của ánh nắng mặt trời; và thiên nhiên, cuộc sống con người hẳn sẽ đẹp đẽ, vui tươi hơn trong ánh nắng. Nhưng nắng không phải lúc nào cũng có, không phải mùa nào cũng nhiều. Trong ngày, cùng nơi có khi nắng khi không; có chỗ này nắng, chỗ khác không nắng. Và nhiều khi, nắng cũng rất là… đỏng đảnh.


Nắng là một món quà vô giá mà con người nhận từ thiên nhiên hào phóng. Nắng toả lên làm tất cả sự vật lung linh và rực rỡ. Nắng chiếu vào những ngôi nhà, những công trình kiến trúc làm cho kiến trúc đẹp hơn, sâu hơn. Kiến trúc sẽ buồn hơn khi không có nắng chiếu vào, không nổi bật được các đường nét, mảng khối, màu sắc, vật liệu; không có sự tương phản sáng tối; không có bóng đổ trên những bề mặt… Nắng – ánh sáng cũng là một yếu tố tạo nên giá trị thẩm mỹ và tính nghệ thuật trong kiến trúc. Những công trình đẹp là những công trình biết “đón nắng” một cách khéo léo; để nắng vừa đủ đẹp cho bề mặt ngoài công trình, đủ sáng cho bên trong; tận dụng được nắng để tạo nên hiệu quả ánh sáng, tạo nên những giá trị thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng.


Nắng cũng cần cho cuộc sống theo một nghĩa rất cụ thể, không phải là cái gì quá xa vời hay triết lý. Trong cuộc sống, từ sinh hoạt hàng ngày tới lao động sản xuất người ta cần nắng để hong, để phơi, để làm khô quần áo, đồ dùng hay sản phẩm. Nắng cũng để sưởi ấm. Nắng luôn được chào đón!


Tất nhiên, nắng thì cũng nóng…


… Và tránh nắng.


Việt Nam là xứ nhiệt đới nóng ẩm, ai cũng biết điều đó, kiến trúc sư lại càng biết rõ. Nắng đem đến những điều tuyệt vời, nhưng nắng cũng đem đến cái nóng cùng những phiền toái và bất lợi. Tránh nắng và tránh những sự bất lợi từ thiên nhiên, để cho môi trường sống tốt hơn, an toàn hơn là điều ngàn xưa cha ông đã làm với ngôi nhà truyền thống. Một “ngôi nhà giữa nắng”, ngôi nhà tràn ngập ánh nắng có thể là một hình ảnh đẹp, nhưng không phải như thế là tốt nhất, cũng như trong cuộc sống không phải lúc nào, chỗ nào cũng cần đón nắng. Có rất nhiều khi, ta cần tránh nắng!


Về cơ bản, với khí hậu nhiệt đới, Việt Nam là đất nước nhiều nắng; đặc biệt có những nơi như dải đất miền Trung luôn… thừa nắng, và tất nhiên thừa nóng. Nắng vẫn rất cần cho cuộc sống (và dĩ nhiên vẫn làm đẹp cho kiến trúc) nhưng cũng là yếu tố bất lợi cần khắc phục, hạn chế. Tránh nắng cho ngôi nhà, cho môi trường sinh hoạt, làm việc là điều cần thiết. Ở ngôi nhà truyền thống xưa kia, hướng nhà “né” hướng chiếu của mặt trời (hướng đông, tây) là một trong những giải pháp cơ bản để tránh nắng, tránh nóng. Câu “lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam” vẫn không bao giờ cũ. Và kiến trúc luôn gắn liền với yếu tố môi trường không tách rời; đó là cây xanh, là mặt nước, là mặt đất tự nhiên. Những “vật liệu” này có hệ số bức xạ nhiệt nhỏ, làm giảm sức nóng của nắng chiếu tới môi trường sinh sống. Những giải pháp kiến trúc luôn được ưu tiên trước hết cho sự thích ứng với thiên nhiên. Tường dày, hiên sâu, mái rộng… là cái cách để ngôi nhà tránh nắng, dù vẫn phải đứng giữa nắng. Cho tới bây giờ, ta vẫn có thể thấy những giải pháp chắn nắng, chống nóng truyền thống ở nông thôn rất hiệu quả và trong những trường hợp cụ thể có thể ứng dụng cho kiến trúc hiện đại. Bên cạnh đó, còn nhiều giải pháp linh hoạt khác như cây xanh, các hệ kết cấu nhẹ như mành, giại, liếp… giúp tránh nắng, cản nhiệt và giảm độ chói sáng của ánh nắng.










Ảnh minh hoạ.



Kiến trúc hiện đại ngày nay thừa hưởng nhiều thành quả và giá trị của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; nhưng xem ra việc phát huy những giá trị truyền thống chưa thực sự như mong muốn. Ví dụ như việc tránh nắng và chống nóng, phải chăng chúng ta vẫn đang loay hoay lạm dụng công nghệ với những máy lạnh, điều hoà nhiệt độ trong khi chưa giải quyết thấu đáo vấn đề cốt lõi là kiến trúc? Hoặc có đôi khi, ở đâu đó; có những phản ứng cực đoan theo kiểu bịt kín, “không cần” đón nắng???


Trở lại với câu chuyện kiến trúc sẽ đẹp hơn khi được nắng chiếu lên bề mặt (đương nhiên rồi). Đó chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Nắng là ánh sáng, cũng cần cho cả bên trong nữa. Việc “lọc nắng” đưa vào nhà là một điều cần thiết và thật cần tới bàn tay của kiến trúc sư. Khi đó, ta thấy ranh giới của việc “đón nắng” và “tránh nắng” như nhoà vào nhau.


Với việc phát triển của khoa học công nghệ và xu hướng tất yếu sử dụng năng lượng sạch, thì nguồn năng lượng mặt trời dồi dào vô tận luôn được xếp hàng đầu. Những hệ thống bình nước nóng, hệ thống pin năng lượng mặt trời… đang trở nên rất phổ biến trong các công trình dân dụng. “Đón nắng” cho những thiết bị này là công việc, nhiệm vụ khoa học rất nghiêm túc để có những kết quả nhiều ý nghĩa cho cuộc sống.


Nhưng, trái đất đang nóng lên, băng ở hai cực đang tan, thiên tai khắc nghiệt hơn; và nắng cũng gay gắt, dữ dội hơn. “Tránh nắng” cũng là một vấn đề đặt ra nhiều thách thức mới!


Bài & ảnh: KTS Nguyễn Trần Đức Anh






Cách nhiệt đúng cách

Cách nhiệt đúng cách

Cách nhiệt đúng cách


SGTT.VN - Làm nhà ở đâu cũng phải cân nhắc giải pháp giữa hình thức kiến trúc với tính năng kỹ thuật sao cho ngôi nhà chịu đựng được sự thay đổi của thời tiết bên ngoài, cũng như tạo nên môi trường sống tốt bên trong.


Khá nhiều người chọn căn hộ chung cư ngoài các lý do về tiện ích, giá cả hay phong cách sống, còn có một lý do thuần tuý kỹ thuật, đó là ở trong căn hộ ít khi phải lo chống nóng chống thấm như ở nhà riêng, dù là nhà phố hay biệt thự.










Những giải pháp tường rào, bao che bằng hệ lam giúp lọc nắng, ngăn nhiệt tốt mà vẫn thoáng gió, kín đáo.



Nhìn trở lại ngôi nhà truyền thống dân gian Việt, hầu hết giải pháp xử lý đều xoay quanh vấn đề thích ứng với khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, gió mùa và độ ẩm cao, cộng thêm bão lũ... Khi vật liệu chưa đa dạng như hiện nay, nhà Việt xưa đã biết chống nóng hiệu quả từ khâu chọn đất, đắp nền cao, đào ao tạo mặt nước điều hoà mát mẻ, trồng cây, xoay cửa rộng sang hướng tốt, làm đầu hồi về phía nắng xấu. Chống nóng, đón gió mát luôn đi đôi với cách nhiệt đúng cách, bởi việc cách nhiệt này còn tính toán kết hợp đến yếu tố mùa đông hay mùa mưa bão, chứ không chỉ mở thông thống cho thoáng là xong.


Nhiều người đã biết kiểu nhà biệt thự Pháp xây trước đây ở Việt Nam ta luôn thấy mát mẻ, vì họ làm kích thước thông thuỷ khá cao và mái ngói vươn ra rộng. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì nếu để ý thêm, ta sẽ thấy hệ thống tường chịu lực khá dày cộng với hành lang bao quanh và dùng hệ cửa lam chớp giúp nhà cách nhiệt tốt hơn mà thông gió cũng tốt hơn. Nhà hiện đại vì vấn đề “tấc đất tấc vàng” đã bỏ qua việc cách nhiệt theo kiểu này, tường mỏng hơn, kính lại nhiều hơn và mái bằng rõ ràng là chống thấm chống nóng “mệt mỏi” hơn là hệ mái dốc Bên cạnh đó, nên cần lưu ý đến bao cảnh bên ngoài nhà để tính toán hình dáng, bố trí tường ngoài và trổ cửa cho phù hợp. Những nơi trống trải thì gió luân chuyển mạnh hơn như nhà nhìn ra công viên, ven sông, ven biển… cho nên khối nhà ở những vùng đó cần thiết kế mang tính khí động học mềm mại để gió không tác động trực tiếp vào mặt nhà mà men theo các mảng cong, giảm bớt áp lực gió ngang. Để giảm việc “gió vào nhà trống” thì những bình phong (thiên nhiên hay nhân tạo) rất cần thiết nhằm giúp giảm bớt tốc độ gió, đồng thời tăng thêm khả năng chống bức xạ cho bề mặt nhà.


Cách nhiệt từ trên xuống thông qua kết cấu mái cũng vậy. Đối với mái dốc, dù lợp bằng vật liệu dày (tôn cách nhiệt, ngói, thậm chí đúc bêtông rồi dán ngói lên) thì vẫn phải lưu ý làm khoảng trống thông gió dưới mái. Khoảng trống này có thể là một sàn áp mái để sử dụng làm kho, cũng có thể chỉ là khoảng trần đóng ngang hoặc đóng nghiêng theo mái, nhưng luôn đảm bảo có khoảng hở thông cho gió ra gió vào để tránh tích tụ nhiệt. Đối với mái bằng, thay vì để một sân thượng trống trải thì nên bố trí chức năng sử dụng đi kèm biện pháp cách nhiệt. Ví dụ sân phơi thì nên có mái nhẹ (phòng khi mưa và tránh để quần áo tiếp xúc trực tiếp với bức xạ), sân cây cảnh thì có khung, có giàn cây leo chắn nắng. Nếu cân nhắc thấy rằng bản thân và gia đình ít thời gian cũng như khả năng sử dụng hiệu quả phần mái bằng thì nên làm mái dốc ngay từ đầu để “đội mũ” cho an toàn và hiệu quả hơn.


Bài: kS QUÁCH BỬU LONG

ảnh: AN NGUYÊN






DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ