Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Công bằng là điều xa xỉ?

Công bằng là điều xa xỉ?

Bạn đọc viết


Công bằng là điều xa xỉ?


Trẻ em là một tờ giấy trắng, mọi sự cố gắng vẽ lên những nét mực đẹp đẽ và đều đặn càng làm nâng cao giá trị và có khi đó là cả một nghệ thuật, tuy nhiên sự vô tình đánh rơi hoặc cố tình để lại những vết mực không cần thiết đều là tội lỗi.


Vào một sáng đầu năm, tôi đưa con đến trường tiểu học ở quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ. Vào đến cổng trường là 7g02. Khi nhìn thấy hai bạn cờ đỏ (chắc khoảng lớp 3, lớp 4) đứng ghi tên những em đi trễ, con tôi bỗng rơi nước mắt: Hôm nay con bị ghi tên vì đi trễ rồi cha ơi! Tôi dỗ dành con: Sáng mai con phải thức sớm hơn để không bị ghi tên nữa, đây là lần đầu, cô giáo con sẽ nhắc nhở và tha thứ cho con. Không hiểu sao, con tôi vẫn tỏ ra ngùng ngoằng khó chịu.


Đưa con lên lớp, tôi quay xuống, đã 7g10, vẫn còn không ít phụ huynh tất tả dẫn con vào trường. Có một chị phụ huynh lại chỗ hai em cờ đỏ đang đứng ghi tên và yêu cầu xoá tên con mình. Nể người lớn, hai em vui vẻ nhận lời. Còn những phụ huynh chỉ đưa con đến cổng, các em tự vào thì bị hai em cờ đỏ ghi tên và hỏi với vẻ nghiêm trang: Bạn cho hỏi tên gì? Học lớp nào? (đối với những em mặc áo khoác bên ngoài không thấy tên, lớp). Các em tự nguyện vạch áo ra cho hai em cờ đỏ ghi tên, mặt ra vẻ sợ sệt. Sau đó tôi còn thấy hai em ngồi xuống và thoả thuận xóa tên một số bạn quen biết...


Khi được người lớn năn nỉ bỏ qua, hai em đã hình thành một tư duy là bản thân mình có quyền nào đó, có thể ban phát quyền đó cho người quen, người thân của mình. Tư duy xin cho đã gieo vào đầu các em từ khi còn rất bé. Tại sao nhà trường khi đưa ra những quy định cho đội cờ đỏ, không ai giám sát cách hành xử của các em để nhắc nhở và uốn nắn?


Ra về, trong đầu tôi cứ nuối tiếc: Tại sao mình không lại xin cho con mình nhỉ? Bởi thực tế như vậy thì làm gì có công bằng? Nếu bạn là tôi, bạn nghĩ thế nào, bạn sẽ ứng xử ra sao?


Vũ Phụng (Cần Thơ)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ