Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Myanmar: Doanh nghiệp Trung Quốc bị xua đuổi khắp nơi

Myanmar: Doanh nghiệp Trung Quốc bị xua đuổi khắp nơi

Myanmar: Doanh nghiệp Trung Quốc bị xua đuổi khắp nơi


SGTT.VN - Tranh thủ lúc chính quyền quân sự Myanmar bị thế giới cấm vận và trừng phạt, Trung Quốc đã âm thầm thâm nhập hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên của nước này và đã thu được không ít “lợi lộc”. Người dân Myanmar biết điều này và họ đang tìm mọi cách để ngăn cản những kẻ trục lợi.


Theo phân tích của tạp chí “Chính sách thế giới”, kể từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc ra sức tìm cách bảo vệ chính quyền quân sự của Myanmar và từng bước thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn. Ai cũng biết, sự “bảo vệ” này không phải vì sự an toàn của người dân Myanmar và mục đích cuối cùng của Trung Quốc là bảo vệ vị trí vô cùng lợi lộc của họ ở quốc gia này.










Người dân Myanmar phản đối sự có mặt của doanh nghiệp Trung Quốc.



Giới bình luận quốc tế còn nhận xét rằng, bất cứ khi nào có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về Myanmar tại LHQ là ngay lập tức người ta nhận được sự ngăn chặn quyết liệt của Trung Quốc. Có lẽ chính vì những lý do này mà các tướng lĩnh Myanmar đều coi Trung Quốc là “người hàng xóm tốt” cùng với những khoản đầu tư lớn giúp cho chế độ của họ tồn tại.


Nhưng Trung Quốc chỉ che mắt được các tướng lĩnh. Người dân Myanmar từng phải chịu hậu quả từ sự hậu thuẫn của Trung Quốc đối với chế độ quân sự độc tài đã ngày càng thể hiện một thái độ chống Trung Quốc rất mạnh mẽ.


Với sự hậu thuẫn của chính quyền, tập đoàn kinh tế UMEH của Myanmar đã hợp tác với một công ty khai khoáng của Trung Quốc để khai thác một lượng lớn đồng và bán cho Trung Quốc với giá rất rẻ. Đầu tháng 3/2013, Chánh văn phòng Tổng thống, Aung Min đã đến thăm khu mỏ này. Trong cuộc nói chuyện với dân địa phương, ông Min nói: “Chúng ta biết ơn Trung Quốc vì đã giúp đỡ khi chúng ta bị cô lập”. Nhưng cũng chính từ câu nói này mà một làn sóng biểu tình lớn đã nổ ra, bất chấp nhiều người đã bị đàn áp và bắt bớ.











Trung Quốc còn là nhà tài trợ cho việc xây dựng đập thủy điện Myitsone trong vùng Kachin. Do sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, dự án này đã phải dừng lại vào năm 2011. Sau khi dự án bị đình chỉ, ông Thein Sein đã được báo chí địa phương ca ngợi như một vị “Tổng thống vĩ đại”. Có một thực tế nữa mà Trung Quốc không thể che giấu được là báo chí Myanmar rất hiếm khi ca ngợi Trung Quốc về việc đầu tư lớn vào Myanmar và triển vọng về tạo công ăn việc làm cho người dân, giống như những gì Trung Quốc thường khoe khoang.


Liên tục phản đối và tẩy chay sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc, người dân Myanmar tin rằng một ngày nào đó phương Tây sẽ là đối tác lớn và mang lại sự phát triển bền vững cho họ. Họ lập luận rằng, bất chấp các lệnh cấm vận của LHQ, phương Tây vẫn âm thầm viện trợ cho họ thông qua các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức nhân đạo của LHQ.


Dân chúng Myanmar tin rằng, không chỉ lợi dụng mối quan hệ với chính phủ quân sự để trục lợi kinh tế, Trung Quốc còn bí mật can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này, ví dụ như các vòng đàm phán hòa bình giữa chính phủ với nhóm nổi dậy ở Kachin. Có lẽ chính vì lý do này mà những vòng đàm phán gần đây đã được chuyển đến Myikyina, thủ phủ của bang Kachin nằm sâu trong lãnh thổ Myanmar nhằm hạn chế sự can thiệp của Trung Quốc.











Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm sắc tộc ở Myanmar cũng đã thẳng thừng lên tiếng phản đối và yêu cầu chính phủ hạn chế sự can dự của Trung Quốc vào tiến trình hòa bình cũng như các vấn đề chính trị nội bộ của nước này. Cũng cần phải nói rằng, tất cả các cộng đồng sắc tộc và các phe phái chính trị, kể cả cộng đồng sinh sống gần biên giới vốn có quan hệ gần gũi với Trung Quốc cũng ủng hộ việc đình chỉ dự án xây dựng đập Myitsone. Trong chiến dịch phản đối xây dựng con đập này tại Yangon, nhiều phe phái đã tuyên bố: “Trung Quốc khiến chúng ta thêm đoàn kết”.


Dù đây mới chỉ là những sự phản đối mang tính tự phát và chưa hẳn là một phong trào mang tính liên tục nhưng nó cho thấy “bộ mặt trục lợi” của các doanh nghiệp Trung Quốc ở Myanmar đã dần dần bị lộ và nó trở thành bài học cho các nhà đầu tư nước ngoài khác trước khi vào làm ăn ở đất nước này: Không chỉ cứ làm việc xong với chính quyền là xong, mà các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ tạo ra được niềm tin với công chúng bằng sự minh bạch.


Những dự án liên tiếp bị dừng và những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đã đặt ra một bài toán khá nan giải: Trung Quốc có thể sẽ mất hẳn sự ảnh hưởng của mình ở Myanmar trừ phi họ chứng minh được với người dân nước này rằng họ là những người bạn thực sự.


Điều này thực khó.


Infonet






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Dịch Vụ